![]() |
Trang chủ | Ghi Danh | Thành Viên | Tìm Kiếm | Bài Trong Ngày | Ðánh Dấu Ðã Ðọc |
|
Phật học cơ bản Những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông. |
![]() ![]() |
| Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
![]() | #1 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Sưu Tầm Các Bài Viết Về Phật Pháp VYAGGHAPAJJA SUTTA ĐIỀU KIỆN ĐEM ĐẾN SỰ THỊNH VƯỢNG Trong kinh này, Đức Phật dạy các vị trưởng giả những phương pháp bảo tồn tài sản, tăng gia thịnh vượng và tránh sự hao mòn của cải. Sự giàu có không phải là một điều kiện đơn độc để làm ra một người hoàn toàn hoặc một xã hội điều hòa. Tiền của dồi dào thường hay làm cho nảy sanh nhiều dục vọng phức tạp, khiến cho con người luôn luôn đeo đuổi theo sự chất chứa thêm mãi tài sản và quyền thế. Lòng tham không đáy làm cho con người không bao giờ toại nguyện, khiến cho bề trong họ không được thỏa mãn; nên thường xảy ra sự xung đột, bất hòa giữa xã hội, do sự phẫn uất của những người không được ưu đãi, vì họ cảm thấy bị bóc lột bởi lòng tham lam vô độ của kẻ giàu. Vì thế, sau khi chỉ dạy phương pháp đào tạo hạnh phúc vật chất, Đức Phật khuyên ta áp dụng bốn điều căn bản để mưu cầu hạnh phúc tinh thần. *Đức tin (tin nơi sự toàn năng, toàn giác của Đấng Trọn Lành). *Đạo đức *Bố thí *Trí tuệ Bốn điều này sẽ thâm nhập vào con người biết nhận thức giá trị cao cả của mình. Con người nầy, chẳng những không bận lo thái quá cho phần vật chất cá nhân, lại còn nhận thức phận sự của mình đối với xã hội. Chỉ lấy một thí dụ thô sơ: Một nghĩa cử hào hiệp sáng suốt khoan đại đủ làm dịu bớt những gây cấn và xung đột trong xã hội. Như thế, chỉ thực hành những phương châm đem lại hạnh phúc vật chất và tinh thần, dễ trở thành một công dân nghĩa liệt cho một xã hội lý tưởng. * * * Ta có nghe như vầy: Thủa nọ, Đức Thế Tôn ngự tại thành Kakkarapatta, thuộc địa phận của dòng Koliyans (21). Lúc ấy chàng Dīghajānu(22), một người dân Koliyan, đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ rồi ngồi lại một bên. Chàng bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, chúng tôi, hạng tại gia cư sĩ, vốn ưa thích cuộc đời vui sướng thế gian. Chúng tôi sống quanh quẩn với vợ con, thường dùng thứ trầm xứ Kāsi, trang điểm bằng tràng hoa, vật thơm và phấn sáp, đeo đồ trang sức bằng vàng, bằng bạc. Nếp sống của chúng tôi như thế ấy, cầu xin Đức Thế Tôn hoan hỷ giảng giải đạo lý và chỉ dẫn cho chúng tôi con đường đến nơi an vui hạnh phúc trong kiếp nầy và kiếp vị lai. - Nầy chàng Vyagghapajja(23) có bốn điều kiện đem lại an vui hạnh phúc cho người tại gia trong kiếp này. Bốn điều kiện ấy như thế nào? Phải kiên trì cố gắng (Utthāna sampada), phải cẩn thận giữ gìn (ārakkhasampadā), phải có bạn lành (kalyānamittata). Thế nào gọi là kiên trì cố gắng? Nầy chàng Vyagghapajja, trong các nghề nuôi mạng của người tại gia như: làm rẫy, buôn bán, chăn nuôi, bắn ná, giúp việc cho vua, hoặc nghề nào chẳng hạn, người chủ gia đình phải khéo léo, không biếng nhác, phải có khả năng phân biệt đường lối và phương pháp chính đáng để thực hành và đảm nhận nhiệm vụ cho chu toàn. Đó gọi là kiên trì cố gắng. Thế nào gọi là cẩn thận gìn giữ? Nầy chàng Vyagghapajja, bất cứ tiền của nào mà người chủ gia đình đã có và có thể có nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ, những của làm ra do sức mạnh của hai bàn tay, do mồ hôi trán, bằng những phương pháp chân chánh, đều phải được cẩn thận gìn giữ, trông nom, không cho kẻ khác chiếm đoạt, trộm cắp, không để cho lửa thiêu hủy hoặc nước cuốn cùng người thừa kế phá tán. Đó là sự cẩn thận gìn giữ. Thế nào gọi là bạn lành? Nầy chàng Vyagghapajja, bất cứ cư ngụ trong làng xóm nào, hoặc nơi chợ búa thành thị nào, người chủ gia đình phải cộng tác, giao hảo, bàn luận với các vị gia trưởng, hoặc con của các vị gia trưởng, có học thức sâu rộng, bất luận già trẻ, có đức tin (saddhā), giới hạnh (sīla), trí tuệ (pañña) và giàu lòng từ thiện (cāga). Phải hành động đúng theo đức tin của người có đức tin, đúng theo giới hạnh của người có giới hạnh, đúng theo trí tuệ của người có trí tuệ, đúng theo lòng từ thiện của người có lòng từ thiện. Đó gọi là có bạn lành. Thế nào gọi là cân nhắc lợi hại trong việc sanh nhai? Nầy chàng Vyagghapajja, người chủ nhà phải biết số thu và số xuất của mình; phải sống một cuộc đời vừa phải, không quá phung phí, cũng không quá khắc khổ, cân phân thế nào cho số tiêu xài ít hơn số lợi tức của mình. Ví như người thợ cân vàng, lúc dùng cân tiểu ly, thấy phía nào trồi, phía nào sụt, biết thêm bớt tỉ mỉ như thế nào, thì người chủ gia đình phải biết cân phân tiền tiêu xài của mình với số lợi tức, để điều chỉnh nếp sống cho vừa phải, không phung phí cũng không khắc khổ thái quá, như thế ấy. Nầy chàng Vyagghapajja, nếu người chủ gia đình, với số lợi thu vào ít, mà sống một cuộc đời trưởng giả, kẻ thế gian sẽ dị nghị rằng người ấy hưởng của như người ăn quả táo rụng (udumbarakhadaka: Bộ chú giải giải rằng người như thế, khi muốn ăn táo, chỉ biết rung cây cho trái rụng, rồi ăn vài trái, còn lại một số nhiều bỏ rơi rớt). Ví bằng người chủ gia đình, với số lợi tức nhiều mà sống một cuộc đời kham khổ, thì thiên hạ dị nghị rằng người ấy sẽ chết vì đói khát. Nầy chàng Vyagghapajja, của cải làm ra có thể bị tiêu phá bằng bốn cách: Chơi bời, rượu chè, đánh bạc và thân cận bạn ác Chẳng khác nào một hồ chứa nước có bốn vòi cho nước vô và bốn vòi cho nước ra, nếu bốn vòi nước vô bị khóa lại và bốn vòi nước ra mở ra thì mực nước bên trong không bao giờ lên được. Có bốn nguyên nhân làm cho tài sản phát đạt: Không chơi bời, không rượu chè, không cờ bạc và không thân cận bạn ác. Ví như hồ nước nói trên, bốn vòi nước vô được mở, bốn vòi nước ra bị khóa lại, lẽ dĩ nhiên mực nước bên trong không bao giờ hạ xuống. Đó là bốn điều kiện đem lại an vui hạnh phúc cho người tại gia trong kiếp hiện tại. Nầy chàng Vyagghapajja, có bốn điều kiện đem lại an vui hạnh phúc tinh thần cho người tại gia trong kiếp vị lai. Bốn điều kiện ấy như thế nào? Vun bồi đức tin (saddhā sampada); - nghiêm trì giới luật (sīla sampada); - lập hạnh bố thí (cāga sampada); - trau dồi trí tuệ (pañña sampada). - Vun bồi đức tin như thế nào? Người chủ gia đình sẵn có đức tin, phải tin nơi sự hoàn toàn giác ngộ của Như Lai (Tathāgata). Thật vậy, Như Lai là bậc Trọn Lành (Āraha), hoàn toàn sáng suốt, thấy xa hiểu rộng, giới hạnh trang nghiêm, cao thượng, thấu cả muôn loài, bậc dẫn đạo duy nhất của người hướng thiện, thầy cả của chư thiên và nhân loại. Đó gọi là trau dồi đức tin. - Nghiêm trì giới luật như thế nào? Người chủ gia đình không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống những chất độc có thể làm cho lãng trí và say dại. Đó gọi là nghiêm trì giới luật. - Lập hạnh bố thí như thế nào? Người chủ gia đình phải diệt tâm bỏn xẻn, giàu lòng từ thiện, vui thích trong sự bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo. Đó là lập hạnh bố thí. - Trau dồi trí tuệ như thế nào? Người chủ gia đình phải sáng suốt, dùng trí tuệ suy xét cho thấu rõ sự sanh diệt của ngũ uẩn, tu pháp minh sát để diệt tận khổ não. Đó gọi là trau dồi trí tuệ. Nầy chàng Vyagghapajja, bốn điều ấy sẽ đem lại sự an vui và hạnh phúc cho người chủ gia đình trong kiếp vị lai. Cương quyết và lanh lợi trong công việc làm, Khôn ngoan cai quản sự nghiệp, Tiết lộ nếp sống theo mức trung bình, Gìn giữ tài vật ky cóp tằn tiện, Trau dồi đức tin và giới hạnh, Lấy lòng quảng đại diệt trừ bỏn xẻn, Thường xuyên tu tập để soi sáng con đường, Hướng dẫn đến nơi an vui hạnh phúc. Người cư sĩ có được đầy đủ đức tin, Do nhờ Đấng Hoàn toàn Giác Ngộ, Chỉ dạy làm phương châm, Để mưu cầu hạnh phúc an vui hiện tại và vị lai. ----------------------------------------------- (21) Dòng Koliyans trước kia là dòng đối thủ với dòng Sakyans (Thích Ca). Hoàng hậu MaHa Maya thuộc dòng Koliyan; Vua Suddhodana thuộc dòng Sakyan. (22) Dīghajānu có nghĩa là đầu gối dài. Họ của chàng Vyagghapajja. (23) Vyagghapajja có nghĩa là con đường của loài mãnh hổ. Tổ tiên của chàng sanh trong rừng đầy cọp hùm, nên chàng có tên ấy ------------------------------------------------------------------ Trích từ: LUÂN LÝ Phiên dịch quyển “EVERYMAN’S ETHICS” Của Đại Đức NĀRADA MAHĀ THERA Dịch giả NGUYỄN TRẠCH THIỆN Tháng 6 năm 1960 Jetavana Vihāra (Kỳ Viên Tự) sài gòn __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #2 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | DIÊM VƯƠNG 1-6 1.- Có ba Thiên sứ này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Sau khi thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Rồi này các Tỳ kheo, những người lính địa ngục với hai cánh tay bắt người ấy dẫn đến Vua Yama (Diêm vương) và thưa: - "Thưa Ðại vương, người này không kính mẹ, không kính cha, không kính Sa-môn, không kính Bà-la-môn, không tôn kính các bậc lớn tuổi trong gia đình, Ðại vương hãy hình phạt nó" Rồi vua Yama chất vấn người ấy:, cật vấn, nạn vấn người ấy về Thiên sứ thứ nhất: - "Này người kia, người có thấy vị Thiên sứ thứ nhất hiện ra giữa loài người không?" Người ấy trả lời: - "Con không thấy, thưa ngài" Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: - "Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay đàn ông 80 tuổi, hay 90 tuổi, hay 100 tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run rẩy, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã tận, răng rụng tóc bạc, hư rụng, sói đầu, da nhăn, đầu rung, tay chân da mồi khô đét?" Người ấy nói như sau: - "Thưa Ngài, con có thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy như sau: - "Này người kia, với ngươi là người có trí, và lớn tuổi, Ngươi có nghĩ rằng: "Ta rồi cũng bị già, ta không vượt qua tuổi già. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?" Người ấy nói như sau: - "Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật." Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: - "Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia, chúng sẽ làm cho ngươi, đúng theo sự phóng dật của ngươi. Ác nghiệp ấy của ngươi, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bạn bè thân hữu làm, không phải bà con huyết thống làm, không phải chư Thiên làm, không phải Sa-môn làm, Bà-la-môn làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm và Ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của ác nghiệp ấy. 2. Rồi vua Yama, này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ nhất, liền chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ hai: - "Này người kia, người có thấy vị Thiên sứ thứ hai hiện ra giữa loài người không?" Người ấy trả lời: - "Con không thấy, thưa ngài" Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: - "Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay một người đàn ông, bệnh hoạn khổ não nguy kịch, rơi nằm trong tiểu tiện, đại tiện của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống?" Người ấy nói như sau: - "Thưa Ngài, con có thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy như sau: - "Này người kia, với ngươi là người có trí, và lớn tuổi, Ngươi có nghĩ rằng: "Ta rồi cũng bị bệnh, ta không vượt qua bệnh hoạn. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?" Người ấy nói như sau: - "Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật." Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: - "Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia ... ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của các nghiệp ấy." 3. Rồi vua Yama, này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ hai, liền chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ ba: - "Này người kia, người có thấy vị Thiên sứ thứ ba hiện ra giữa loài người không?" Người ấy trả lời: - "Con không thấy, thưa Ngài." Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: - "Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay một người đàn ông, chết đã được một ngày, hay chết được hai ngày, hay chết được ba ngày, sưng phù lên, xanh xám lại và nát rữa ra?" Người ấy nói như sau: - "Thưa Ngài, con có thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy như sau: - "Này người kia, với ngươi là người có trí, và lớn tuổi, Ngươi có nghĩ rằng: "Ta rồi cũng bị chết, ta không vượt qua sự chết. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?" Người ấy nói như sau: - "Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật." Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: - "Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia ... ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của các nghiệp ấy." 4. Rồi vua Yama, này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ ba, rồi giữ im lặng. Rồi này các Tỷ-kheo, những người lính địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc. Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ-kheo, rồi các người lính địa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy cái rìu chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh ... chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ-kheo, rồi các người lính địa ngục dựng ngược người ấy, chân trên đầu dưới và lấy dao sắc chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh ... chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ-kheo, các người lính địa ngục, cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới, kéo người ấy chạy lui, trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây thọ lãnh ... chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ-kheo, các người lính địa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây thọ lãnh ... chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ-kheo, các người lính địa ngục nắm ngược người ấy, chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây, bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ-kheo, những người lính địa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy: Có bốn góc, bốn cửa Chia thành phần bằng nhau, Xung quanh có tường sắt, Mái sắt lợp lên trên Nền địa ngục bằng sắt Nung đỏ cháy đỏ rực Ðứng thẳng luôn có mặt Rộng một trăm do tuần Một thời xưa lắm, này các Tỷ-kheo, vua Yama suy nghĩ như sau: "Những ai làm ác nghiệp ở đời, phải thọ lãnh những hình phạt sai khác như vậy. Mong rằng ta được làm người, và Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, ta có thể hầu hạ Thế Tôn, Thế Tôn thuyết pháp cho ta, và ta có thể thông hiểu pháp do Thế Tôn thuyết giảng". Này các Tỷ-kheo, điều ta đang nói, không phải ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; những điều ta đang nói chỉ được ta biết mà thôi, chỉ được ta thấy mà thôi, chỉ được ta hiểu mà thôi. 6. Dầu Thiên sứ báo động, Thanh niên vẫn phóng dật Họ ưu buồn lâu dài, Sanh làm người hạ liệt. Ở đây, bậc Chân nhân, Ðược Thiên sứ báo động, Không bao giờ phóng dật Trong diệu pháp bậc thánh Thấy sợ trong chấp thủ Trong hiện hữu sanh tử Ðược giải thoát không thủ Sanh tử được đoạn trừ Ðược yên ổn không lạc Ngay hiện tại tịch tịnh Mọi oán hận sợ hãi Các vị ấy vượt qua Mọi đau đớn khổ sầu Thảy đều được siêu thoát. Theo: Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương III - Ba Pháp __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #3 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Vua Các Loài Rắn VUA CÁC LOÀI RẮN 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo ở Sàvatthi bị rắn cắn chết. Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 2. - Ở đây, bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo ở Sàvatthi bị rắn cắn đã mệnh chung. - Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với từ tâm đã không hướng đến bốn gia đình vua các loài rắn. Nếu Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với từ tâm có hướng đến bốn gia đình vua các loài rắn, thời này các Tỷ-kheo, vị ấy có thể không bị rắn cắn mà mạng chung. Thế nào là bốn gia đình vua các loài rắn? Gia đình vua các loài rắn Virùpakkha, gia đình vua các loài rắn Eràpattha, gia đình vua các loài rắn Chabyàputta, gia đình vua các loài rắn Kanhàgotamaka; Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo với từ tâm đã không hướng đến bốn gia đình vua các loài rắn này. Nếu Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với từ tâm có thể hướng đến bốn gia đình vua các loài rắn, thời này các Tỷ-kheo, vị ấy có thể không bị rắn cắn mà mạng chung. Này các Tỷ-kheo, Ta cho phép với từ tâm hướng đến bốn gia đình vua các loài rắn này để tự bảo vệ, để tự hộ trì, để tự che chở. 3. Ta hãy có từ tâm Với Virùpakkha, Ta hãy có từ tâm Với Eràpatha, Ta hãy có từ tâm Với Chabyaputta, Ta hãy có từ tâm Với Kanhàgotamaka, Ta hãy có từ tâm Với các loài không chân, Ta hãy có từ tâm Với các loài hai chân, Ta hãy có từ tâm Với các loài bốn chân, Ta hãy có từ tâm, Với các loài nhiều chân, Mong rằng loài không chân Không có làm hại ta, Mong rằng loài hai chân Không có làm hại ta, Mong rằng loài bốn chân Không có làm hại ta, Mong rằng loài nhiều chân Không có làm hại ta, Mọi chúng sanh, hữu tình Toàn thể mọi sinh vật, Mong chúng thấy hiền thiện, Chớ đi đến điều ác. "Ðức Phật là vô lượng, Pháp là vô lượng, chúng Tăng là vô lượng, có lượng là các loài bò sát, các loài rắn, các con bò cạp, các con một trăm chân, các loại nhện giăng tơ, các con thằn lằn và các loài chuột. Ta đã làm sự hộ trì. Ta đã làm sự che chở, mong rằng các loài hữu tình sẽ bỏ đi. Ta đảnh lễ đức Thế Tôn. Ta đảnh lễ bảy vị Chánh Ðẳng Giác." Trích: Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương IV - Bốn Pháp __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #4 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Ngũ Giới Là Thường Giới (Pañcasīla Niccasīla) Ngũ giới gọi là thường giới (niccasīla) chung cho tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc, tôn giáo,… Tất cả mọi người đều phải nên nghiêm chỉnh giữ gìn ngũ giới cho được trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, bất luận có thọ trì ngũ giới hoặc không thọ trì ngũ giới; bởi vì, ngũ giới là thường giới của con người. ─ Nếu người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, thì người ấy có được phước thiện, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai. ─ Nếu người nào phạm một hoặc nhiều điều giới trong ngũ giới, thì người ấy đã tạo tội ác, có hậu quả bất lợi, thoái hóa, khổ não cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai. Đức Phật dạy 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, được tóm lược như sau: 1- Có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi. 2- Có được danh thơm, tiếng tốt lan truyền khắp mọi nơi. 3- Có tâm dũng cảm, không rụt rè, e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn ... 4- Có tâm không mê muội, tâm trí sáng suốt lúc lâm chung. 5- Sau khi chết, thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh trong cõi thiện dục giới (cõi người, các cõi trời dục giới). Và Đức Phật dạy 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới, được tóm lược như sau: 1- Làm tiêu tan của cải lớn lao, do nhân dể duôi. 2- Có tiếng xấu lan truyền khắp mọi nơi. 3- Có tâm rụt rè, e thẹn, sợ sệt khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn... 4- Có tâm mê muội, hoặc tâm sợ hãi lúc lâm chung. 5- Sau khi chết, bất thiện nghiệp (ác nghiệp) phạm giới cho quả tái sinh trong các cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh). Những bậc thiện trí có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhận thức rõ được 5 quả báu của người có giới trong sạch và 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới. Cho nên, những bậc thiện trí giữ gìn giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, đồng thời khuyến khích, động viên người khác cũng nên giữ gìn giới của họ cho được trong sạch và trọn vẹn. ----------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #5 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | 1- Điều Giới Tránh Xa Sự Sát Sinh Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. * Nghĩa phân tích chữ: ─ Pāṇātipātā = Pāṇā + atipātā. + Pāṇā: Chúng sinh, tất cả mọi sinh vật có sinh mạng. + Atipātā: Rơi mau, lìa mau. ─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ. + Veramaṇī: Tác ý tránh xa. + Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới. ─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì. Pāṇātipātā: Hành động làm cho chúng sinh lìa bỏ sinh mạng trước thời gian hạn định hết tuổi thọ của chúng sinh ấy; nghĩa là giết hại chúng sinh ấy chết trước thời gian hạn định tuổi thọ của chúng sinh ấy. Thật ra, tất cả chúng sinh đều phải chết cả thảy, không ngoại trừ một ai cả. Mỗi chúng sinh chết do hết tuổi thọ, do mãn nghiệp hỗ trợ…, đó gọi là chết đúng thời (kālamaraṇa). Trường hợp chúng sinh có thể duy trì, kéo dài sinh mạng thêm cho đến hết tuổi thọ, đến mãn nghiệp hỗ trợ…, nhưng chúng sinh ấy bị người khác giết hại, cắt đứt dòng sinh mạng trước thời gian hạn định tuổi thọ của chúng sinh ấy, đó gọi là pāṇātipātā: Giết hại chúng sinh. (Nếu người có tác ý bất thiện giết hại chúng sinh hợp đủ chi pháp của điều giới sát sinh, thì người ấy phạm điều giới sát sinh). * Nghĩa tổng hợp: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sinh. Chi Pháp Phạm Điều Giới Sát Sinh Người phạm điều giới sát sinh cần phải hợp đủ 5 chi pháp: 1- Chúng sinh có sinh mạng (pāṇo). 2- Biết rõ chúng sinh có sinh mạng (pāṇasaññitā). 3- Tâm nghĩ sát hại chúng sinh (vadhakacittaṃ). 4- Cố gắng sát hại chúng sinh (payogo). 5- Chúng sinh ấy chết do sự cố gắng ấy (tena maraṇaṃ). Nếu hội đầy đủ 5 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới sát sinh. Nếu thiếu 1 trong 5 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới sát sinh. Giảng Giải Về Sự Sát Sinh * Chúng sinh là gì? Chúng sinh là những sinh vật có sinh mạng; có nhiều loại chúng sinh khác nhau, dù nhỏ dù lớn, mỗi chúng sinh cũng đều có sinh mạng. Sinh mạng này phát sinh từ nghiệp; do đó, các loài thực vật, cây cỏ, núi non, đất, nước, lửa, gió, v.v… đều không có sinh mạng. Mỗi chúng sinh được gọi, được biết qua những danh từ chế định bằng mỗi thứ ngôn ngữ, tiếng nói khác nhau, nhưng theo Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma), thì chỉ có 3 pháp là: Tâm, tâm sở, sắc pháp mà thôi. Danh từ gọi “chúng sinh” còn sinh mạng, theo Chân nghĩa pháp, chúng sinh ấy còn có đủ sắc mạng chủ (jīvitindriyarūpa) và danh mạng chủ (jīvitindriyanāma); nếu chúng sinh ấy không còn có sinh mạng (sắc mạng chủ), thì gọi là thi thể, xác chết,… 2 pháp: Sắc mạng chủ và danh mạng chủ: ─ Sắc mạng chủ có trạng thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, đồng thời có phận sự bảo hộ, duy trì thân thể sinh mạng của mỗi chúng sinh liên tục không gián đoạn suốt mỗi kiếp (sắc mạng chủ hạn chế trong mỗi kiếp). ─ Danh mạng chủ có trạng thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, có phận sự bảo hộ danh pháp (tâm và tâm sở) từ kiếp này sang kiếp khác, thay đổi do năng lực quả của nghiệp trong mỗi kiếp, từ vô thủy cho đến kiếp hiện tại theo các lộ trình tâm, cho đến khi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Do đó, sát sinh nghĩa là sát hại sinh mạng của chúng sinh. Sự thật đúng theo Chân nghĩa pháp (Paramatthasacca) đó là cắt đứt sắc mạng chủ (jīvitindriyarūpa) thuộc về sắc pháp của kiếp ấy; còn danh mạng chủ (jīvitindriyanāma) thuộc về danh pháp có trạng thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, từ kiếp này sang kiếp khác, thay đổi do năng lực quả của nghiệp trong mỗi kiếp, thì không thể bị cắt đứt được. Như vậy, sát sinh nghĩa là cắt đứt sắc mạng chủ thuộc sắc pháp của kiếp chúng sinh ấy. Còn danh mạng chủ thuộc danh pháp vẫn sinh rồi diệt liên tục kế tiếp kiếp sau, tuỳ theo nghiệp cho quả tái sinh. ─ Tác ý bất thiện sát hại chúng sinh có 2 cách: 1- Bằng thân: Tự chính mình sát hại chúng sinh. 2- Bằng khẩu: Sai khiến người khác sát hại chúng sinh. ─ Cố gắng để sát hại chúng sinh có 6 cách: 1- Tự mình sát hại chúng sinh. 2- Sai khiến người khác sát hại chúng sinh bằng lời nói, bằng chữ viết, hoặc bằng cách ra hiệu v.v… 3- Phóng lao, ném dao, bắn tên, bắn súng v.v… làm cho chúng sinh ấy chết. 4- Người làm ra những thứ vũ khí để sát hại chúng sinh có tính cách lâu dài như đào hầm, đặt bẫy, rèn gươm giáo, đúc súng đạn, bom, thuốc độc, v.v… Hễ khi nào có người sử dụng những thứ vũ khí ấy để sát hại chúng sinh, thì người làm ra những thứ vũ khí ấy phạm điều giới sát sinh. Bởi vì, người ấy có tác ý bất thiện sát hại chúng sinh có tính cách lâu dài. 5- Sử dụng bùa chú, phù phép, trù ếm, v.v… làm cho chúng sinh ấy chết. 6- Sử dụng phép mầu của mình sát hại chúng sinh. Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Sát Sinh Tội nặng hoặc tội nhẹ của sự sát sinh được căn cứ vào chúng sinh lớn hoặc nhỏ; có giới đức hoặc không có giới đức; giới đức nhiều hoặc giới đức ít, v.v… * Chúng sinh có thân hình lớn - thân hình nhỏ: - Nếu sát hại chúng sinh có thân hình to lớn như con voi, con trâu, con bò, v.v… thì tội nặng, vì cần phải cố gắng nhiều. - Nếu sát hại chúng sinh có thân hình nhỏ như con kiến, con muỗi, con ruồi, v.v… thì tội nhẹ, vì cần cố gắng ít. * Chúng sinh có giới đức - không giới đức: - Nếu sát hại con người, thì tội nặng hơn sát hại loài súc vật. - Nếu sát hại người có giới, thì tội nặng hơn sát hại người không có giới. - Nếu sát hại bậc Thánh Nhân, thì tội nặng hơn sát hại hạng phàm nhân. - Nếu sát hại Thánh Nhân bậc cao, thì tội nặng hơn sát hại Thánh Nhân bậc thấp. - Nếu sát hại bậc Thánh Arahán, cha, mẹ của mình, thì tội nặng nhất, vì phạm trọng tội thuộc ác nghiệp vô gián (anantariyakamma), sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci (không có nghiệp nào có thể ngăn cản được); chịu khổ thiêu đốt suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy mới mong thoát khỏi cõi địa ngục. Trường Hợp Phạm Điều Giới - Không Phạm Điều Giới Sát Sinh Vấn: Một người đi chợ mua thịt hay cá chết đem về làm đồ ăn có phạm điều giới sát sinh hay không? Đáp: Căn cứ theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh, thì không có một chi pháp nào cả. Vậy người ấy không phạm điều giới sát sinh. Vấn: Trong 2 trường hợp sau đây, người mua thịt cá có phạm điều giới sát sinh hay không? - Một người đi chợ đến hàng bán tôm, cá; người ấy không chịu mua những con tôm, cá đã chết, mà chọn lấy những con tôm, cá còn sống, bảo người bán hàng làm thịt những con tôm, cá ấy, rồi mua đem về làm đồ ăn. - Và một người đi chợ đến hàng bán thịt gà, người ấy không chịu mua thịt gà đã làm sẵn, mà chỉ vào con gà đang còn sống, bảo với người bán hàng rằng: Ông (bà) hãy làm thịt con gà này để bán cho tôi… Đáp: Căn cứ theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh, thì hội đủ cả 5 chi pháp. Cho nên, trường hợp này người bán phạm điều giới sát sinh và người mua cũng phạm điều giới sát sinh. Vấn: Một người làm bếp đi chợ mua những con cá còn sống, con gà còn sống, đem về làm món ăn cho ngon miệng người chủ. Vậy, người làm món ăn, và người chủ dùng món ăn, người nào phạm điều giới sát sinh, có tội? Đáp: Căn cứ theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh, người làm bếp giết cá, giết gà làm món ăn cho chủ; người làm bếp ấy phạm điều giới sát sinh, có tội, vì hội đầy đủ 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh. - Trường hợp người chủ bảo người làm bếp phải mua cá còn sống, gà còn sống về làm món ăn cho mình, thì người chủ cũng phạm điều giới sát sinh. - Trường hợp người chủ chẳng hay biết gì về người làm bếp giết cá, giết gà, chỉ có biết dùng những món ăn mà người làm bếp dọn lên bàn mà thôi, thì người chủ không phạm điều giới sát sinh, vì không có chi pháp nào trong 5 chi phạm điều giới sát sinh. Vấn: Một người vô ý đóng cửa làm chết một con thằn lằn nằm ngay ngạch cửa. Người ấy có phạm điều giới sát sinh hay không? Đáp: Người ấy không phạm điều giới sát sinh, vì thiếu chi pháp tác ý ác sát hại chúng sinh. Vấn: Một người giận con chó, với tác ý ác đánh chết nó; nhưng nó không chết mà chỉ bị thương nặng mà thôi. Lần sau, người ấy lại đánh đuổi con chó ấy, với tác ý làm cho nó sợ bỏ đi; nhưng chẳng may đụng nhằm vào vết thương cũ, làm cho con chó ấy chết. Như vậy, người ấy phạm điều giới sát sinh vào lần thứ nhất hay lần thứ nhì? Đáp: Người ấy đã phạm điều giới sát sinh ở lần thứ nhất, không phải ở lần thứ nhì. Bởi vì, lần thứ nhì người ấy đánh con chó với tác ý làm cho con chó sợ bỏ đi, mà không có tác ý giết hại nó. V.v… Phạm Điều Giới Sát Sinh Tạo Ác Nghiệp Trọng Tội Người phạm điều giới sát sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán (akusala-garukakamma) tạo nghiệp ác trọng tội thuộc loại nghiệp anantariyakamma: Ác nghiệp vô gián trọng tội nghĩa là ác nghiệp này chắc chắn cho quả tái sinh kiếp sau kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ suốt thời gian lâu dài, mà không có một nghiệp nào có khả năng ngăn cản, làm gián đoạn được nghiệp ấy. Những trường hợp giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán * Trong đêm tối, người con không phân biệt được cha (hoặc mẹ) của mình; tưởng nhầm rằng kẻ trộm lén vào nhà lấy trộm của cải, người con giết kẻ trộm ấy; nhưng sự thật, người bị giết ấy chính là cha (hoặc mẹ) của mình. Mặc dù vậy, người con vẫn phạm tội giết cha (giết mẹ). * Người con bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra đời, được cô nhi viện, hoặc người khác nuôi dưỡng… Khi trưởng thành, người ấy không biết ai là cha, ai là mẹ của mình. Nếu người ấy giết một người đàn bà, mà người ấy không biết bà ấy là mẹ của mình; hoặc giết một người đàn ông, mà người ấy không biết ông ấy là cha của mình. Như vậy người ấy cũng gọi là người phạm tội giết cha, giết mẹ của mình. * Người cha thay đổi trở thành nữ giới; người mẹ thay đổi trở thành nam giới. Nếu người con giết người đàn bà (trước kia là cha) hoặc giết người đàn ông (trước kia là mẹ), thì người con vẫn phạm tội giết cha hoặc giết mẹ. * Những trường hợp như: ─ Người con là loài người, còn cha là loài súc sinh và mẹ là loài người (trường hợp Công tử Sīhabāhu xứ Srilankā, là con của một Công chúa và một Sư tử chúa). ─ Người con là loài người, còn mẹ là loài súc sinh và cha là loài người (trường hợp Đạo sĩ Migasinga là con của con nai và một vị Đạo sĩ). ─ Con là loài súc sinh, cha mẹ cũng là loài súc sinh. Trong 3 trường hợp trên, người con giết cha là loài súc sinh, giết mẹ là loài súc sinh; và con là loài súc sinh giết cha mẹ cũng là loài súc sinh; cả 3 trường hợp này người con đã tạo ác nghiệp nặng sát sinh, mà không gọi là ác nghiệp trọng tội hoặc ác nghiệp vô gián. * Một người đánh đập hành hạ một hành giả còn là phàm nhân đang thực hành thiền tuệ, bị thương nặng. Hành giả ấy tiếp tục thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, đồng thời tịch diệt Niết Bàn, bởi vì bị thương nặng. Người đánh đập hành hạ ấy phạm tội giết bậc Thánh Arahán, thuộc ác nghiệp vô gián trọng tội. Chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ suốt thời gian lâu dài. Thuốc diệt vi khuẩn - vi trùng Dùng thuốc để diệt vi khuẩn, vi trùng không phạm điều giới sát sinh; bởi vì vi khuẩn, vi trùng không có sinh mạng cũng không có tâm thức. Chúng chỉ có tứ đại (đất, nước, lửa, gió) phát sinh do thời tiết nóng lạnh, bên trong, bên ngoài. Chúng phát triển tăng trưởng do hỏa đại (lửa) di chuyển do phong đại (gió). Cũng như các loài thực vật (cây, cỏ,…) cũng không có sinh mạng, không có tâm thức. Trong số 28 sắc pháp; sắc mạng chủ (jīvitindriyarūpa) phát sinh do nghiệp. Các loài vi khuẩn, vi trùng, các loài cây cỏ phát sinh do utu: Thời tiết và āhāra: Vật thực,… Do đó, diệt vi khuẩn, diệt vi trùng, chặt cây, cỏ không phạm điều giới sát sinh. Trường hợp đàn bà uống thuốc ngừa thai, diệt tinh trùng của đàn ông… không phạm điều giới sát sinh. Nhưng nếu trường hợp người đàn bà uống thuốc có tác ý ác phá thai, thì người đàn bà ấy phạm điều giới sát sinh, phạm tội giết con; bởi vì thai nhi sẽ là một đứa con. Thật ra, khi tâm tái sinh đầu thai vào lòng mẹ đầu tiên, có tâm quả tái sinh cùng với 3 sắc pháp là sắc thân (kāya), sắc nam tính hoặc sắc nữ tính (bhava) và sắc ý căn (hadayavatthu) nơi nương nhờ của tâm quả. Như vậy, ngay khi đầu thai đã hình thành một chúng sinh, một thai nhi tuy còn rất nhỏ, có đủ ngũ uẩn (3 sắc pháp thuộc sắc uẩn, tâm quả tái sinh gồm có 4 danh uẩn). Còn trường hợp người mẹ bị sẩy thai ngoài ý muốn, thì người mẹ không bị phạm điều giới sát sinh, vì thiếu chi pháp tác ý ác sát hại chúng sinh. -------------------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #6 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | 2- Điều Giới Tránh Xa Sự Trộm Cắp Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. * Nghĩa phân tích chữ: ─ Adinnādānā = A + dinna + ādānā + A: Không, không được phép. + Dinna: Của cải, tài sản mà chủ nhân cho phép. + Ādānā: Lấy, chiếm đoạt. ─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ + Veramaṇī: Tác ý tránh xa. + Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới. ─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì. Adinnādānā: Lấy, chiếm đoạt của cải, tài sản mà chủ nhân không cho phép hoặc chủ nhân đang giữ gìn. Người lấy, chiếm đoạt của cải, tài sản mà người chủ không cho, bằng cách trộm cắp, cướp giật, lường gạt, đánh tráo, v.v… đều bị phạm điều giới trộm cắp. * Nghĩa tổng hợp: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp. Chi Pháp Phạm Điều Giới Trộm Cắp Người phạm điều giới trộm cắp cần phải hợp đủ 5 chi pháp: 1- Của cải có chủ giữ gìn (parapariggahitaṃ). 2- Biết rõ của cải có chủ giữ gìn (parapariggahitasaññitā). 3- Tâm nghĩ trộm cắp (theyyacittaṃ). 4- Cố gắng trộm cắp (payogo). 5- Lấy được của cải ấy do sự cố gắng (avahāro). Nếu hội đủ 5 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới trộm cắp. Nếu thiếu 1 trong 5 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới trộm cắp. Giảng Giải Về Sự Trộm Cắp Của cải: Đó là các thứ tài sản tiền của, vàng bạc châu báu,…; các thú vật như voi, ngựa, trâu, bò,…; các thứ sở hữu trí tuệ,… là những thứ của cải giá trị có chủ. * Tâm nghĩ trộm cắp có 2 cách: 1- Bằng thân, tự mình chiếm đoạt của cải người khác. 2- Bằng khẩu, dùng lời nói lường gạt, hoặc sai khiến người chiếm đoạt của cải người khác. * Cố gắng trộm cắp có 6 cách: 1- Do chính mình trộm cắp của cải người khác. 2- Sai khiến người trộm cắp của cải người khác. 3- Ném hàng hóa, đồ đạc qua các trạm thu thuế, cửa khẩu… để trốn thuế. 4- Sai khiến người rằng: “Chờ có cơ hội hãy trộm cắp của cải ấy” không hạn định thời gian. 5- Dùng bùa chú, thuốc mê làm cho người chủ mê muội, rồi chiếm đoạt của cải. 6- Dùng thần thông lấy nước hồ để uống (trường hợp vị Sadi xin nước hồ để uống, Long Vương giữ hồ không cho; vị Sadi này dùng thần thông để lấy nước hồ uống. Trường hợp này không gọi là trộm cắp, vì người chủ là Long Vương giữ hồ, và lượng nước hao tốn không đáng kể). Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Trộm Cắp Tội nặng - tội nhẹ của sự trộm cắp được căn cứ vào giá trị của cải, tài sản nhiều hoặc ít; và căn cứ vào chủ nhân có giới đức hoặc không có giới đức. - Trộm cắp của cải, tài sản có giá trị nhiều, thì tội nặng. - Trộm cắp của cải, tài sản có giá trị ít, thì tội nhẹ. - Trộm cắp của cải, tài sản của bậc xuất gia Sadi, Tỳ khưu, thì tội nặng. - Trộm cắp của cải, tài sản của người tại gia cư sĩ, thì tội nhẹ. - Trộm cắp của cải, tài sản của cá nhân, thì tội nhẹ. - Trộm cắp của cải, tài sản của chung, của nhà nước, thì tội nặng. - Trộm cắp của cải, tài sản của bậc Thánh Nhân, thì tội nặng. - Trộm cắp của cải, tài sản của hạng phàm nhân, thì tội nhẹ. - Trộm cắp của cải, tài sản của chư Đại đức Tăng, thì tội nặng hơn cả. 25 Cách Trộm Cắp 25 cách trộm cắp được chia ra làm 5 phần, mỗi phần có 5 cách. 1- Nānābhaṇḍa pañcaka: Trộm cắp của cải nhiều loại và các thứ tài sản, có 5 cách. 1. 1 Ādiyana adinnādāna: Một người muốn chiếm đoạt của cải, tài sản như đất đai, nhà cửa,… của người khác, bằng cách thưa kiện ra tòa. Trường hợp này người có mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người chủ mà không liên quan đến nợ nần, tài sản thế chấp, mà đó chỉ là mưu đồ muốn làm chủ (chiếm đoạt) đất đai tài sản hoặc nhà cửa người khác. Việc ra tòa xét xử lâu ngày, khiến cho người chủ nản lòng, có ý nghĩ buông bỏ tài sản ấy rằng: “Tài sản của ta, chắc chắn sẽ thuộc về của người khác rồi.” Như vậy, người có mưu đồ chiếm đoạt của cải, tài sản (đất đai, nhà cửa,…) của người khác hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 1. 2 Haraṇa adinnādāna: Một người làm thuê mang của cải người khác đến một nơi đã định. Trong khi đang mang của cải đi trên đường, người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt làm của mình. Khi tâm nghĩ trộm cắp phát sinh, người ấy chỉ cần di chuyển của cải ấy rời khỏi chỗ cũ chút đỉnh, ví dụ như từ vai phải sang vai trái, hoặc từ tay phải sang tay trái. Như vậy, người làm thuê mang của cải ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 1. 3 Avaharaṇa adinnādāna: Ông A nhận giữ hộ của cải của ông B; về sau, ông B đến gặp ông A xin lấy lại những thứ của cải mà trước đây ông B đã gửi gắm nhờ ông A giữ hộ. Ông A có tâm tham muốn chiếm đoạt của cải của ông B, nên ông A đã phủ nhận rằng: ─ Tôi chưa bao giờ nhận giữ hộ của cải của ông. Khi ông B, người chủ của cải không còn hy vọng lấy lại của cải của mình, và nghĩ rằng: “Của cải mà ta đem gởi cho ông A giữ hộ trước kia, bây giờ xem như đã mất rồi”. Như vậy, ông A nhận giữ hộ của cải của ông B, rồi chiếm đoạt của cải ấy, ông A hội đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 1. 4 Iriyāpatha vikopana adinnādāna: Chủ nhân đang ngồi hoặc đang nằm, hoặc đang đứng,… tại nơi của cải, tài sản của mình. Người trộm cướp muốn chiếm đoạt số của cải, tài sản ấy, nên đã hăm dọa người chủ nhân phải rời khỏi nơi ấy, để y chiếm đoạt của cải ấy. Khi bắt buộc chủ nhân phải rời khỏi nơi ấy, dù 1-2 bước, thì người trộm cướp ấy hội đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 1. 5 Ṭhānācāvana adinnādāna: Các báu vật mà chủ nhân đặt để một nơi, kẻ trộm cướp nhìn thấy, phát sinh tâm tham, muốn trộm cắp báu vật ấy; kẻ ấy chỉ cần di chuyển báu vật ấy rời khỏi vị trí chỗ cũ chút ít, thì kẻ ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 2- Ekabhanda pañcaka: Trộm cắp những sinh vật có sinh mạng, có 5 cách. 2. 1 Ādiyana adinnādāna: Người muốn chiếm đoạt những sinh vật có sinh mạng như các loài gia súc của người khác, bằng cách thưa kiện. Đến khi chủ nhân của các loài gia súc kia nản lòng buông bỏ và nghĩ rằng: “Đàn gia súc của ta chắc chắn sẽ thuộc về người khác rồi”. Như vậy, người chiếm đoạt hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 2. 2 Haraṇa adinnādāna: Một người làm thuê dắt con bò đi đến một nơi đã định. Trên đường đi, người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt con bò ấy trở thành của mình. Sau khi suy nghĩ xong, người ấy chỉ cần dắt bò đi theo con đường khác hoặc có ý trao từ tay này sang tay khác. Như vậy, người làm thuê ấy đã hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 2. 3 Avaharaṇa adinnādāna: Ông A nhận giữ hộ con bò của ông B. Về sau, ông B đến gặp ông A xin nhận lại con bò mà trước đây ông đã nhờ ông A giữ hộ. Nhưng ông A có tâm tham, muốn chiếm đoạt con bò của ông B, nên ông A đã phủ nhận rằng: ─ Tôi chưa bao giờ nhận giữ hộ con bò của ông. Khi ông B không còn hy vọng nhận lại con bò của mình được nữa, thì nghĩ rằng: “Chắc chắn ta không thể lấy lại con bò được rồi”. Như vậy, ông A đã nhận giữ hộ con bò mà không chịu trả lại, hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 2. 4 Iriyāpatha vikopana adinnādāna: Người, hoặc trâu, bò,… đang đi, đứng, nằm, tại một địa điểm nào đó; người có tâm tham muốn bắt cóc người để vụ lợi, hoặc bắt trộm trâu, bò dắt đi bán,… Khi người, hoặc trâu, bò chỉ cần bị di chuyển 1-2 bước khỏi nơi ấy mà thôi, là người ấy đã hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 2. 5 Ṭhānācāvana adinnādāna: Chủ nhân đang nhốt trâu, bò ở trong chuồng. Người có tâm tham, muốn dắt trộm trâu, bò ra khỏi chuồng. Khi trâu, bò bị dắt ra khỏi chuồng 1-2 bước mà thôi, là người ấy đã hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 3- Sahatthika pañcaka: Chính tự mình trộm cắp, có 5 cách. 3. 1 Sahatthika adinnādāna: Chính tự mình trộm cắp của cải, tài sản của người khác. Như vậy, người ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 3. 2 Āṇattika adinnādāna: Sai khiến người khác đi trộm cắp của cải, tài sản của người khác. Và người bị sai đi đã trộm cắp của cải, tài sản ấy. Như vậy, người sai khiến hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp, và người bị sai cũng phạm điều giới trộm cắp. 3. 3 Nissaggiya adinnādāna: Giấu hàng hóa để trốn thuế. Như vậy, người giấu hàng hóa ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 3. 4 Atthasādhaka adinnādāna: Người ra lệnh cho nhóm bộ hạ tay sai đi trộm cắp của cải của người khác, nếu khi có cơ hội, không hạn định thời gian. Và nhóm bộ hạ đã đi trộm cắp của cải ấy. Như vậy, người ra lệnh phạm điều giới trộm cắp, và nhóm bộ hạ cũng phạm điều giới trộm cắp. 3. 5 Dhuranikkhepa adinnādāna: Người vay mượn tiền của người khác; hoặc nhận lãnh cất giữ tài sản của cải của người khác. Khi người chủ nhân đến đòi nợ; hoặc xin nhận lại tài sản của cải đã gửi gắm. Người vay mượn (con nợ) hoặc người nhận lãnh cất giữ của cải từ chối rằng: ─ Tôi không hề vay mượn tiền của của ông, hoặc tôi không hề nhận lãnh cất giữ tài sản của cải cho ông. Người chủ nhân quyết định buông bỏ rằng: “Tiền của, hoặc tài sản của cải của ta chắc chắn đã bị người ấy chiếm đoạt rồi”. Ngay khi ấy, người vay mượn tiền của, hoặc người nhận lãnh cất giữ của cải mà không trả lại, hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp. 4- Pubbapayoya pañcaka: Phạm điều giới trộm cắp trước khi lấy trộm tài sản, của cải của người khác, có 5 cách. 4. 1 Pubbapayoya adinnādāna: Người ra lệnh cho người khác đi trộm cắp rằng: Bằng mọi cách ngươi phải trộm cắp cho được của cải ấy. Khi ra lệnh xong, người ấy phạm điều giới trộm cắp ngay khi ấy. 4. 2 Sahapayoya adinnādāna: Người nào phát sinh tâm trộm cắp tài sản, của cải của người khác, đồng thời cố gắng di chuyển tài sản, của cải ra khỏi chỗ cũ; người ấy phạm điều giới trộm cắp. Người nào phát sinh tâm gian lận, lấn chiếm đất đai của người khác, đồng thời cố gắng dời cột mốc ranh giới sang phần đất của người bên cạnh. Người ấy phạm điều giới trộm cắp. 4. 3 Saṃvidāvahāra adinnādāna: Một nhóm người (từ 2 người trở lên) hợp thành nhóm cùng nhau đi trộm cướp. Trong nhóm người ấy, nếu có một người nào trộm cướp được của cải, tài sản của người khác, thì cả nhóm người ấy đều phạm điều giới trộm cắp. 4. 4 Saṅketakamma adinnādāna: Người sai khiến bọn tay sai đi trộm cắp, có quy định thời gian rõ ràng, ví dụ vào lúc nửa đêm 24 giờ chẳng hạn. - Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp đúng theo giờ quy định (24 giờ), thì người sai khiến phạm điều giới trộm cắp, và bọn tay sai cũng phạm điều giới trộm cắp. - Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp vào lúc thời gian sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định (trước hoặc sau 24 giờ), thì người sai khiến không phạm điều giới trộm cắp; chỉ có bọn tay sai phạm điều giới trộm cắp mà thôi. 4. 5 Nimittakamma adinnādāna: Người sai khiến bọn tay sai đi trộm cắp, theo hiệu lệnh như vỗ tay, huýt sáo (huýt gió)… để thực hiện hành động trộm cắp. - Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp đúng theo hiệu lệnh, thì người sai khiến phạm điều giới trộm cắp, và bọn tay sai cũng phạm điều giới trộm cắp. - Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp mà không theo hiệu lệnh đã quy định, thì người sai khiến không phạm điều giới trộm cắp; chỉ có bọn tay sai phạm điều giới trộm cắp mà thôi. 5- Theyyāvahāra pañcaka: Trộm cắp bằng cách lừa bịp, có 5 cách. 5. 1 Theyyāvahāra adinnādāna: Người bán hàng cân hàng hóa thiếu, bán đồ giả, buôn bán hàng lậu, trốn thuế,… người ấy phạm điều giới trộm cắp. 5. 2 Pasayhāra adinnādāna: Người dùng vũ khí (súng, dao,…) để hăm dọa người khác, bắt buộc người khác phải trao của cải, vàng bạc,… Người ấy phạm điều giới trộm cắp. 5. 3 Parikappāvahāra adinnādāna: Người muốn trộm cắp một thứ nào đó, dù đã được thứ ấy, hoặc được một thứ nào khác, mà vẫn hài lòng, thì người ấy phạm điều giới trộm cắp. 5. 4 Paṭicchannāvahāra adinnādāna: Một người vào nhà người khác nhìn thấy món đồ quý giá (nhẫn kim cương, hột xoàn, v.v…) mà người chủ để trên bàn. Người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt món đồ ấy trở thành của mình, nên đã lấy món đồ ấy đem giấu kín một nơi khác, chờ cơ hội người chủ đi khỏi nơi đó, mới lấy món đồ ấy đem đi. Trong khi lấy món đồ ấy đem giấu kín một nơi, người ấy chưa phạm điều giới trộm cắp. Đến khi người chủ tìm không thấy món đồ của mình, do công việc gấp phải đi khỏi nơi đó và có ý định sau khi xong công việc sẽ trở lại tìm kỹ hơn. Khi người chủ rời khỏi nơi đó rồi, người trộm cắp lấy món đồ ấy, người ấy phạm điều giới trộm cắp. 5. 5 Kusāvahāra adinnādāna: Trộm cắp lấy món đồ quý giá của người khác rồi thay thế vào đó món đồ không giá trị của mình. Ví dụ: Một người lấy chiếc đồng hồ đắt giá của người khác, rồi thay thế vào đó một chiếc đồng hồ xấu, rẻ tiền của mình; hoặc có hai gói đồ, một gói có tên của mình và một gói là tên của người khác. Người ấy nhìn thấy gói đồ có tên của người khác gồm các món đồ quý giá, còn gói đồ có tên của mình gồm các món đồ tầm thường; người ấy liền bóc cái nhãn ghi tên của mình gắn vào gói đồ dùng của người khác, và bóc cái nhãn có ghi tên của người khác gắn vào gói đồ dùng của mình, v.v… Người có tâm tham thay đổi món đồ xấu lấy đồ tốt, hoặc thay đổi tên của mình thế vào chỗ tên của người khác,… người ấy phạm điều giới trộm cắp. Phạm Điều Giới - Không Phạm Điều Giới Trộm Cắp Để nhận định có phạm điều giới hay không phạm điều giới trộm cắp đều căn cứ vào tác ý (cetanā). Nếu có tác ý bất thiện (tác ý ác) cộng với hợp đủ chi của giới, thì bị phạm điều giới; còn nếu có tác ý bất thiện mà không đủ chi của giới, thì không phạm điều giới. Ví dụ: Nhìn thấy con mèo bắt cắn cổ con gà chết của người khác, rồi người ấy bắt buộc con mèo thả con gà ra để cho y ăn thịt, mà không cho con mèo ăn thịt con gà. Vậy, người ấy đã phạm điều giới trộm cắp. Nhưng khi nhìn thấy con mèo bắt con gà còn sống, người ấy bắt buộc con mèo thả con gà, để cứu mạng con gà, không cho con mèo ăn thịt con gà. Vậy, người ấy không phạm điều giới trộm cắp, mà còn tạo được phước thiện cứu mạng. Trường hợp ông Bàlamôn Doṇa là người đứng ra làm trung gian phân chia Xá lợi của Đức Phật Gotama cho các nước lớn; Đức vua mỗi nước thỉnh Xá lợi Phật đem về, rồi tạo ngôi Tháp Bảo để tôn thờ Xá lợi Đức Phật. Trong khi phân chia Xá lợi Phật, ông Bàlamôn Doṇa thỉnh ‘Xá lợi Răng Nhọn’ giấu kín trên đầu tóc của mình, để tôn thờ. Đức vua Sakka([3]) trên cõi trời Tam Thập Tam Thiên nhìn thấy, suy xét rằng: “Ông Bàlamôn Doṇa không thể có một ngôi Tháp Bảo xứng đáng để tôn thờ Xá lợi Răng Nhọn của Đức Phật. Ta nên hiện xuống thỉnh Xá lợi Răng Nhọn về cõi trời này”. Suy nghĩ xong, Đức vua trời Sakka hiện xuống cõi người, thỉnh ‘Xá lợi Răng Nhọn’ từ trên đầu tóc của ông Bàlamôn Doṇa, mà ông chẳng hề hay biết. Đức vua trời Sakka thỉnh về tôn thờ trong ngôi Bảo Tháp Cūḷāmaṇī tại cõi trời Tam Thập Tam Thiên, để cho toàn thể chư thiên lễ bái cúng dường. Như vậy, Đức vua trời Sakka không thể phạm điều giới trộm cắp, bởi vì Đức vua trời (là bậc Thánh Nhập Lưu) có tác ý thiện, có giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, nên không có tội, chỉ có nhiều phước thiện cao thượng mà thôi. Cho nên phạm điều giới hay không phạm điều giới được căn cứ vào tác ý (cetanā) là chính. Nếu có tác ý bất thiện (tác ý ác) rồi tạo nên ác nghiệp do thân hoặc khẩu, thì gọi là phạm điều giới; ngược lại, nếu có tác ý thiện rồi tạo nên thiện nghiệp do thân hoặc khẩu, thì không phạm điều giới, không có tội, chỉ có phước thiện mà thôi. -------------------- [3] Đức vua trời Sakka đã là bậc Thánh Nhập Lưu trong thời kỳ Đức Phật đang còn tại thế. -------------------------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #7 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | 3- Điều Giới Tránh Xa Sự Tà Dâm Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. * Nghĩa phân tích chữ: ─ Kāmesumicchācāra = Kāmesu + micchā + cara + Kāmesu: Trong sự hành dâm (Kāmesu’ ti methunasamācaresu: Kāmesu có nghĩa là hành dâm). + Micchā: Tà, bất chính. + Cara: Hành vi. ─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ + Veramaṇī: Tác ý tránh xa. + Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới. ─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì. Kāmesumicchācāra: Hành vi tà, bất chính xấu xa trong sự hành dâm, mà chư thiện trí thường chê trách. Bậc thiện trí chê trách những người đàn ông hoặc người đàn bà nào có hành vi tà, bất chính xấu xa trong quan hệ tình dục, mà không phải là vợ chồng của nhau, những người ấy bị phạm điều giới tà dâm. Nếu hai người là vợ chồng của nhau đúng theo phong tục tập quán, được sự công nhận của hai bên cha mẹ, bà con dòng họ, và cũng được chính quyền chấp thuận, mọi người công nhận… thì sự quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng với nhau là việc bình thường của người đời, không bị chê trách. Người phạm điều giới tà dâm chỉ tạo thân ác nghiệp hoặc thân hành ác mà thôi, không liên quan đến khẩu và ý. * Nghĩa tổng hợp: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm. Chi Pháp Phạm Điều Giới Tà Dâm Người phạm điều giới tà dâm cần phải hợp đủ 4 chi pháp: 1- Đối tượng nữ không được quan hệ tình dục (agamaniyavatthu). 2- Tâm tham muốn quan hệ tình dục (tasmiṃ sevanacittaṃ). 3- Sự cố gắng hành dâm (payogo). 4- Tâm thỏa thích trong sự tiếp xúc giữa hai bộ phận sinh dục nam - nữ với nhau (maggena-maggapaṭipatti addhivāsaṃ). Nếu hội đầy đủ 4 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới tà dâm. Nếu thiếu 1 trong 4 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới tà dâm. Giảng Giải Về Sự Tà Dâm Con trai, đàn ông không được quan hệ tình dục với 20 hạng con gái, đàn bà sau đây: 1- Con gái có mẹ trông nom (cha chết hay ở xa). 2- Con gái có cha trông nom (mẹ chết hay ở xa). 3- Con gái có mẹ cha trông nom. 4- Con gái có chị hoặc em gái trông nom. 5- Con gái có anh hoặc em trai trông nom. 6- Con gái có bà con trông nom. 7- Con gái có dòng họ trông nom (nếu con gái sống ở ngoại quốc, thì có người cùng nòi giống trông nom). 8- Con gái hành phạm hạnh có thầy, bạn trông nom. 9- Con gái đã được Đức vua hoặc người có quyền thế đến mai mối rồi. 10- Con gái đã nhận lễ hứa hôn (lễ ăn hỏi) của đằng trai. 11- Con gái đã được một người đàn ông chuộc về làm vợ. 12- Con gái đã ưng thuận đi theo người mình yêu, để làm vợ. 13- Con gái đã ưng thuận làm vợ của một người đàn ông với hy vọng có được của cải. 14- Con gái đã ưng thuận làm vợ của một người đàn ông với hy vọng có được đồ trang sức. 15- Con gái đã làm lễ thành hôn với một người đàn ông đúng theo phong tục tập quán. 16- Con gái nghèo buôn bán, đã được một người đàn ông thương yêu, rồi đem về nuôi, để làm vợ (con gái không còn buôn bán nữa). 17- Con gái là tù nhân đã được người đàn ông lấy làm vợ. 18- Con gái làm trong công sở đã được người chủ sở lấy làm vợ. 19- Con gái tôi tớ trong nhà đã được người chủ nhà lấy làm vợ. 20- Con gái chịu làm vợ trong thời gian ngắn (như các cô kỹ nữ). Trong 20 hạng con gái ấy, 8 hạng con gái phần đầu kể từ “con gái có mẹ trông nom” cho đến “con gái là người hành phạm hạnh” tuy có người thân trông nom bảo vệ, nhưng những người thân này không phải là chủ cuộc đời của họ. 8 hạng con gái này là người chưa có chồng, chưa có người đàn ông nào làm chủ cuộc đời của họ. Do đó, nếu những người con gái này tự ý lén lút yêu thương một người con trai còn độc thân, và hai người này đã có quan hệ tình dục với nhau, nếu xét về giới, thì người con gái ấy không phạm điều giới tà dâm, chỉ có người con trai phạm điều giới tà dâm mà thôi, bởi vì người con trai ấy đã xúc phạm đến hạng người con gái mà người thân của cô ấy chưa cho phép. Tuy người con gái không phạm điều giới tà dâm, nhưng đó là hành vi xấu xa không đúng theo phong tục tập quán, đáng cho mọi người chê trách, cha mẹ, bà con dòng họ bị mang tiếng xấu. Cho nên, người con gái cảm thấy hổ thẹn, hối hận, làm cho tâm bị ô nhiễm, có thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh). 12 hạng con gái còn lại, kể từ hạng con gái thứ 9 cho đến hạng con gái thứ 20, là người đã có chồng, đã có người đàn ông làm chủ cuộc đời của họ (cô kỹ nữ ưng thuận làm vợ của một người đàn ông trong thời gian ngắn, cô vẫn được xem như đã có chồng). Trong 12 hạng con gái này, nếu người con gái nào tự ý ngoại tình và có quan hệ tình dục với một người đàn ông nào khác (không phải là chồng của mình), thì người con gái ấy phạm điều giới tà dâm. Như vậy, người con trai không được phép quan hệ tình dục với 20 hạng con gái này. Nếu người con trai nào có quan hệ tình dục với 1 trong 20 hạng người con gái này, thì người con trai ấy phạm điều giới tà dâm. Và người đàn ông nào đã có vợ (dù là vợ chưa cưới), người vợ ấy đã là chủ cuộc đời của ông, nếu người đàn ông ấy tự ý ngoại tình và có quan hệ tình dục với một người đàn bà nào khác (không phải là vợ của mình), thì người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm. Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Tà Dâm ─ Người phạm điều giới tà dâm với người có giới đức, thì phạm tội nặng. ─ Người phạm điều giới tà dâm với người không có giới đức, thì phạm tội nhẹ. ─ Người phạm điều giới tà dâm bằng cách hiếp dâm, dù với người không có giới, thì vẫn phạm tội nặng. ─ Người phạm điều giới tà dâm giữa hai bên nam nữ cùng thỏa thích với nhau, thì phạm tội nhẹ. ─ Người phạm điều giới tà dâm với bậc Thánh Nhân, thì phạm tội nặng hơn phạm điều giới tà dâm với hạng phàm nhân. ─ Người phạm điều giới tà dâm với bậc Thánh Nhân càng cao, thì phạm tội càng nặng. ─ Người hiếp dâm bậc Thánh nữ Arahán, thì phạm tội nặng nhất. Như trường hợp tên Nanda hiếp dâm Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇā, là bậc Thánh Arahán. Tên Nanda đã phạm tội nặng làm cho mặt đất nứt nẻ ra hút gã vào sâu trong lòng đất. Sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sinh vào cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ cực suốt thời gian lâu dài. Vấn Đề Liên Quan Đến Tà Dâm Người đàn bà nào đã có chồng, nghĩa là người đàn bà đã có người đàn ông làm chủ và cũng đã chấp nhận làm vợ của người đàn ông ấy rồi. Như vậy, phần thể xác của cô đã có chủ, cô có phận sự giữ gìn thể xác của mình, chỉ dành cho người chồng của cô mà thôi. Nếu cô ấy ngoại tình, yêu một người đàn ông khác, và có quan hệ tình dục với người đàn ông ấy, thì cô đã tự trộm cắp thể xác đã có chủ đem trao cho người đàn ông khác, cho nên cô ấy phạm điều giới tà dâm. Cũng tương tự như vậy, người đàn ông đã có vợ, nghĩa là người đàn ông đã có một người đàn bà làm chủ và cũng đã chấp nhận làm chồng của cô ấy rồi. Như vậy, phần thể xác của ông ấy đã có chủ, ông ấy có phận sự giữ gìn thể xác của mình, chỉ dành cho người vợ của mình mà thôi. Nếu ông ấy ngoại tình, yêu một người đàn bà nào khác, và có quan hệ tình dục với người đàn bà ấy, thì ông đã tự trộm cắp thể xác đã có chủ đem trao cho người đàn bà khác, cho nên ông ấy phạm điều giới tà dâm. Vấn: Trong đời, nếu đàn ông đã có người vợ cả rồi, còn có thêm người vợ lẻ nữa. Như vậy, người đàn ông ấy có phạm điều giới tà dâm hay không? Đáp: Người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm, và cũng có thể không phạm điều giới tà dâm. a) Trường hợp phạm điều giới tà dâm: Người đàn ông đã có người vợ cả, rồi lén lút ngoại tình, yêu một người đàn bà khác như một nhân tình hoặc như người vợ lẻ, và có quan hệ tình dục bất chính. Vậy người đàn ông ấy đã tự trộm cắp thể xác của mình đã có vợ cả làm chủ, đem trao cho người đàn bà khác. Do đó, người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm. b) Trường hợp không phạm điều giới tà dâm: Người đàn ông đã có người vợ cả rồi, người vợ cả không có con để nối dòng dõi. Người đàn ông ấy muốn có người vợ lẻ. Chính người vợ cả sẽ đi hỏi cưới người đàn bà khác đem về cho chồng mình làm người vợ lẻ. Như vậy, người vợ cả đã đồng ý chia quyền làm chủ thể xác của người chồng cho người vợ lẻ. Cho nên, người chồng được phép quan hệ tình dục với người vợ lẻ, mà không phạm điều giới tà dâm. Vấn: Trường hợp đồng tính luyến ái có phạm điều giới tà dâm hay không? Đáp: Đối với người tại gia cư sĩ, nếu hai người đàn ông độc thân với nhau, hoặc hai người đàn bà độc thân với nhau, thì họ không phạm điều giới tà dâm. Nhưng đó là hành động xấu xa đáng chê trách; bởi vì, theo phong tục tập quán của người đời không chấp nhận những hành vi như vậy. Còn đối với bậc xuất gia, nếu hành động như vậy, thì chắc chắn phạm điều giới hành dâm, không còn phạm hạnh của bậc xuất gia nữa. Vấn: Người đàn bà hoặc người đàn ông có quan hệ tình dục với loài gia súc (chó, khỉ,…) có phạm điều giới tà dâm hay không? Đáp: Trong trường hợp ấy, có thể phạm điều giới tà dâm và cũng có thể không phạm điều giới tà dâm. a) Trường hợp phạm điều giới tà dâm: Nếu người đàn bà nào đã có chồng, hoặc người đàn ông nào đã có vợ rồi, mà có quan hệ tình dục với loài gia súc (chó, khỉ…), thì người đàn bà ấy hoặc người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm. Ví dụ: Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế gian, bà Mallikā([4]) chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Pasenadi-kosala phạm điều giới tà dâm với con chó trong phòng tắm, Đức vua nhìn thấy nhưng bà nói dối là không có làm như vậy. Bà chánh cung Hoàng hậu Mallikā vốn là người cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ, hết lòng thành kính làm phước bố thí cúng dường đến Đức Phật cùng chư Đại đức Tăng. Thế mà, sau khi bà chết, do giới không trong sạch, ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci suốt 7 ngày, đến ngày thứ 7 mới mãn quả của ác nghiệp, rồi được tái sinh lên cõi trời Tusita (Đấu Xuất Đà Thiên - cõi trời thứ 4 trong 6 tầng trời dục giới) hưởng mọi sự an lạc của cõi trời ấy. Và trong Tạng Luật, phần giới Tỳ khưu có một Tỳ khưu phạm điều giới hành dâm với con khỉ cái. Do đó, Đức Phật chế định thêm vào điều giới: “Tỳ khưu nào hành dâm với người hoặc loài súc sinh; Tỳ khưu ấy bị phạm điều giới pārājika (bất cộng trụ) mất phạm hạnh Tỳ khưu”. Đối với người tại gia cư sĩ độc thân (không có vợ hoặc không có chồng), mà hành dâm với loài gia súc (chó, khỉ,…) có chủ, là phạm điều giới tà dâm. b) Trường hợp không phạm điều giới tà dâm: Người tại gia cư sĩ độc thân (không có vợ hoặc không có chồng) nếu hành dâm với loài gia súc (chó, khỉ,…) vô chủ, thì không phạm điều giới tà dâm. Nhưng đó là một hành vi đáng xấu hổ, trái với luân thường đạo lý, đáng chê trách; bởi vì không phù hợp với phong tục tập quán trong đời. ─ Sự hành dâm là sự quan hệ tình dục giữa nam và nữ, đó là việc thường xảy ra đối với chúng sinh trong cõi dục giới. - Bậc thiện trí hành phạm hạnh có tác ý tránh xa sự hành dâm. Nếu người cận sự nam, cận sự nữ thọ trì 8 giới uposatha-sīla, thì trong những ngày giới hằng tháng, họ tránh xa sự hành dâm với vợ hoặc chồng trong những ngày giới ấy. - Những tu nữ hoặc những người sống trong chùa hành phạm hạnh thọ trì 8 giới uposathasīla, thì họ tránh xa sự hành dâm suốt đời. - Những bậc xuất gia là Sadi, Tỳ khưu hành phạm hạnh tránh xa sự hành dâm trọn đời. -------------------------- [4] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā chuyện Mallikādevīvatthu. -------------------------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #8 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | 4- Điều Giới Tránh Xa Sự Nói Dối Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. * Nghĩa phân tích chữ: ─ Musāvāda = Musā + vāda + Musā: Chuyện dối trá, điều không thật, vật không có thật… + Vāda: Lời nói. Ví dụ: Mình biết chuyện ấy mà nói không biết; mình không biết chuyện ấy mà nói biết,… như vậy “chuyện ấy” là chuyện musā: Lừa dối. Mình có tiền mà nói không có tiền; mình không có tiền mà nói có tiền,… như vậy “tiền” là vật musā: Lừa dối. Như vậy, musā không phải trực tiếp bằng lời nói. ─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ + Veramaṇī: Tác ý tránh xa. + Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới. ─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì. Người ta nói điều không thật, vật không có… với tác ý bất thiện (tác ý ác) nói là thật, là có gọi là nói dối (musāvāda) cốt để làm cho người khác hiểu lầm. Sự nói dối này phát sinh phần nhiều bằng lời nói; và đôi khi cũng phát sinh ở thân bằng cử động lắc đầu phủ định, gật đầu khẳng định… dù vậy, vẫn gọi là nói dối (musāvāda). * Nghĩa tổng hợp: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối. Chi Pháp Phạm Điều Giới Nói Dối Người phạm điều giới nói dối cần phải hợp đủ 4 chi pháp: 1- Điều không thật, vật không có (atthavatthu). 2- Tâm nghĩ lừa dối (visaṃvādanacittatā). 3- Cố gắng lừa dối bằng lời nói hoặc bằng thân cử động theo tâm nghĩ lừa dối của mình (payoga). 4- Người nghe tin theo sự lừa dối ấy (tadattha vijānanaṃ). Nếu hội đầy đủ 4 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới nói dối. Nếu thiếu 1 trong 4 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới nói dối. Giảng Giải Về Sự Nói Dối * Những điều không thật như: - Điều mình không thấy, nói tôi thấy. - Điều mình không nghe, nói tôi nghe. - Điều mình không tiếp xúc, nói tôi tiếp xúc. - Điều mình không biết, nói tôi biết. - Điều mình thấy, nói tôi không thấy. - Điều mình nghe, nói tôi không nghe. - Điều mình tiếp xúc, nói tôi không tiếp xúc. - Điều mình biết, nói tôi không biết. * Những vật không có như: - Vật ấy mình không có, nói tôi có. - Vật ấy mình có, nói tôi không có, v.v… * Tâm nghĩ lừa dối người nghe: Có 2 trường hợp. 1- Tâm nghĩ lừa dối người nghe, nhưng không gây thiệt hại đến người tin theo, thì chỉ là lừa dối mà không phạm điều giới nói dối, không cho quả tái sinh trong cõi ác giới. 2- Tâm nghĩ lừa dối người nghe, để gây thiệt hại đến người tin theo, thì thật là lừa dối, cho nên phạm điều giới nói dối, cho quả tái sinh trong cõi ác giới. * Sự cố gắng lừa dối bằng lời nói hoặc bằng thân cử động: Có 4 cách. 1- Tự mình cố gắng lừa dối bằng lời nói dối hoặc bằng thân cử động lắc đầu phủ định điều có thật, hoặc gật đầu khẳng định điều không có thật. 2- Sai khiến người khác lừa dối bằng khẩu hoặc bằng thân. 3- Viết chuyện không thật trên báo, trong thư, nói trên đài phát thanh,… lan truyền ra làm cho độc giả, thính giả,… tin theo. 4- Viết sách nội dung không có thật, ghi âm thanh vào băng đĩa,… có tính cách lâu dài, để lừa dối độc giả, thính giả tin theo. Người có tâm ác lừa dối người khác, nếu người khác tin theo sự lừa dối của mình, thì người ấy tạo ác nghiệp nói dối, hội đầy đủ 4 chi pháp phạm điều giới nói dối. Nhưng nếu người khác không tin theo sự lừa dối ấy, thì người ấy không đủ chi, không phạm điều giới nói dối. Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Nói Dối Người phạm điều giới nói dối phạm tội nặng hoặc tội nhẹ căn cứ vào sự thiệt hại nhiều hoặc ít đến cho người tin theo sự nói dối ấy. - Nếu người phạm điều giới nói dối đã gây ra sự thiệt hại nhiều đến cho người tin theo sự nói dối, thì người nói dối ấy phạm tội nặng, có thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới. - Nếu người phạm điều giới nói dối không gây ra sự thiệt hại nào đáng kể đến cho người tin theo sự nói dối, thì người nói dối ấy phạm tội nhẹ, không thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới. Tính Chất Của Sự Nói Dối * Đối với người tại gia cư sĩ là cận sự nam, cận sự nữ: Nói dối là 1 giới cấm trong ngũ giới, trong bát giới, trong cửu giới,… mà người tại gia nói chung cần phải giữ gìn cho được trong sạch, thì được nhiều phước thiện cao quý. Ngược lại, nếu người nào phạm đến giới nói dối, thì người ấy phải chịu phạm tội nặng hoặc nhẹ tùy theo sự thiệt hại đã gây ra đối với người tin theo sự lừa dối ấy. Ngay trong kiếp hiện tại người ấy bị mất uy tín đối với mọi người; nếu phạm tội nặng, thì ác nghiệp ấy có thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới trong những kiếp vị lai. * Đối với bậc xuất gia là Sadi hoặc Tỳ khưu: - Đối với vị Sadi: Sự nói dối là 1 giới cấm trong 10 giới của Sadi; nếu vị Sadi nào phạm điều giới nói dối, thì vị Sadi ấy bị hư hỏng phạm hạnh, không còn là vị Sadi nữa. Nếu vị Sadi ấy biết mình không còn phạm hạnh Sadi nữa, thì nên biết phục hồi phạm hạnh Sadi trở lại, bằng cách tìm đến vị Thầy tế độ hoặc vị Đại đức Tỳ khưu, đảnh lễ Ngài, xin Ngài hướng dẫn phép quy y Tam Bảo. Khi vị ấy thọ phép quy y Tam Bảo đến lần thứ ba xong, ngay khi ấy, vị ấy trở thành vị Sadi trở lại như trước. - Đối với vị Tỳ khưu: Phạm điều giới nói dối có nhiều mức độ nhẹ - nặng khác nhau. Trong khi hành Tăng sự tụng giới bổn của Tỳ khưu (Bhikkhupātimokkha) một vị Tỳ khưu luật sư tụng xong mỗi phần giới, hỏi nhóm Tỳ khưu hội họp tại Sīmā đều trong sạch phải không? + Nếu vị Tỳ khưu nào có giới không trong sạch, mà vẫn ngồi im lặng, không nói, đó cũng là một cách lừa dối, thì vị Tỳ khưu ấy phạm điều giới dukkaṭa (tác ác). + Nếu vị Tỳ khưu nào nói lời không đúng sự thật, thì vị Tỳ khưu ấy phạm điều giới pācittiya (đối trị). + Nếu vị Tỳ khưu nào nói lời vu khống vị Tỳ khưu khác phạm điều giới Pārājika (Bất cộng trụ), thì vị Tỳ khưu ấy bị phạm điều giới Saṃghādisesa (Tăng tàn). + Nếu vị Tỳ khưu nào tự nói khoe khoang pháp của bậc Thánh Nhân như chứng đắc thiền định, phép thần thông; chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn mà chính mình không có, thì vị Tỳ khưu ấy bị phạm điều giới Pārājika (Bất cộng trụ) không còn phạm hạnh Tỳ khưu nữa. Đối với vị Tỳ khưu phạm điều giới nói dối có nhiều mức độ nhẹ - nặng khác nhau, tùy theo lời nói dối. Nói Dối, Lừa Dối Vô Tội Người nói dối bằng khẩu hoặc lừa dối bằng thân, nhưng không gây ra sự thiệt hại nào đến cho người tin theo lời nói dối, sự lừa dối ấy; thậm chí còn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho người tin theo lời nói dối, sự lừa dối ấy; thì người ấy không có tội, mà còn có phước thiện lớn nữa. * Như câu chuyện vị quan cận thần thân tín tâu với Đức vua, được tóm lược như sau: Một đôi vợ chồng trẻ nghèo khổ sống trong túp lều nhỏ ngoại thành. Lần đầu tiên, người vợ mang thai nghén, lại sinh chứng lạ thường là thèm ăn đồ ăn của Đức vua; nếu nàng không được ăn món vật thực thèm muốn ấy, thì nàng không thể sống được. Người chồng quá thương vợ, thương con, muốn bảo vệ vợ và con, nên người chồng liền tìm cách cứu vợ và con. Người chồng giả làm một vị Tỳ khưu, biết đến giờ Đức vua sắp độ vật thực, vị Tỳ khưu giả mang bát đi vào trong cung điện của Đức vua để khất thực, với hành vi cử chỉ đi chậm rãi từng bước - từng bước thật đáng kính. Đức vua nhìn thấy vị Tỳ khưu ấy, liền phát sinh đức tin mà nghĩ rằng: “Vị Tỳ khưu kia chắc không phải là vị Tỳ khưu tầm thường, Ngài là bậc có pháp đặc biệt nào đó”, nên Đức vua truyền lệnh cho các quan thỉnh vị Tỳ khưu ấy vào trong cung điện, rồi Đức vua cung kính để bát những món ăn của mình đến vị Tỳ khưu. Vị Tỳ khưu giả ấy im lặng chậm rãi từng bước - từng bước ra khỏi cung điện. Đức vua truyền gọi một vị quan cận thần thân tín, có trí tuệ, theo dõi xem vị Đại đức ấy ở nơi nào, rồi trở về tâu cho Đức vua biết rõ. Vị quan cận thần đi sau theo dõi vị Tỳ khưu ấy, mà vị Tỳ khưu giả ấy chẳng hề hay biết gì; khi đi ra khỏi thành về đến túp lều nhỏ, vị Tỳ khưu cởi bỏ y ra, rồi mặc bộ đồ người tại gia, ôm bát đồ ăn của Đức vua trao cho người vợ đang mang thai nghén ăn. Vị quan cận thần đã theo dõi mọi hành vi cử chỉ của vị Tỳ khưu giả từ đầu đến cuối, nên biết rõ rằng: “Người ấy không phải là Tỳ khưu, mà chỉ giả làm Tỳ khưu với một ý đồ của y mà thôi. Khi trở về, nếu ta tâu lên Đức vua những điều đã trông thấy đúng theo sự thật, thì chắc chắn sẽ đem lại những hậu quả không tốt cho cả hai bên: ‘Đức vua sẽ mất đức tin, còn người lừa bịp giả làm Tỳ khưu kia sẽ phải chịu tội tử hình’. Vậy ta nên tâu lên Đức vua với lời lẽ thật khéo léo, để đem lại sự lợi ích cho cả hai bên”. Nghĩ vậy, vị quan cận thần thân tín có trí tuệ đến chầu Đức vua bèn bạch rằng: ─ Muôn tâu bệ hạ, thừa lệnh bệ hạ, hạ thần đã đi theo dõi sát vị Đại đức ấy; sau khi ra khỏi thành đến một nơi, thì hình ảnh tấm y vàng ấy biến mất khỏi tầm mắt của hạ thần, và từ đó hạ thần không còn nhìn thấy hình dáng vị Đại đức ấy nữa. Đức vua nghe vị quan tâu xong, liền phát sinh tâm thiện vô cùng hoan hỷ, truyền bảo rằng: “Bậc Đại đức ấy chắc là bậc Thánh Arahán, hôm nay sự bố thí cúng dường của ta thật cao thượng”. Qua câu chuyện trên, vị quan cận thần thân tín có trí tuệ tâu với lời lẽ không đúng về sự thật, Đức vua đã tin theo rồi hiểu sai sự thật, nhưng không gây ra sự thiệt hại; mà lại làm cho phát sinh sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho Đức vua. Như vậy, vị quan cận thần ấy, tuy phạm điều giới nói dối, nhưng không có tội; cho nên không thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới. * Chuyện tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát Pañcāvudhakumāra([5]) bị Dạ xoa tên Silesaloma bắt để ăn thịt. Đức Bồ Tát Pañcāvudhakumāra bảo Dạ xoa rằng: ─ Này Dạ xoa, trong thân của ta có khí giới, nếu ngươi ăn thịt ta, thì khí giới của ta sẽ sát hại sinh mạng của ngươi luôn. Dạ xoa nghe Đức Bồ Tát nói như vậy, tin theo lời của Đức Bồ Tát, nên Dạ xoa không dám ăn thịt, mà thả Đức Bồ Tát trở về. Đức Bồ Tát Pañcāvudhakumāra nói trong thân của mình có vũ khí, danh từ khí giới mà Đức Bồ Tát sử dụng ở đây là khí giới trí tuệ (ñāṇāvudha), nhưng Dạ xoa lại tin và hiểu rằng khí giới ở đây là khí giới sát hại. Đức Bồ Tát nói lời lẽ khó hiểu, tuy Dạ xoa tin theo và hiểu sai, nhưng không gây ra sự thiệt hại đến cho Dạ xoa. Như vậy, tuy Đức Bồ Tát nói như vậy nhưng không có tội. * Chuyện tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát khỉ chúa([6]) sống trong rừng. Một hôm con cá sấu bò lên bờ gặp khỉ chúa, nói dối lừa gạt khỉ chúa rằng: ─ Này chú khỉ, bờ sông bên kia có nhiều thứ trái cây ngon, nếu chú muốn qua bên đó thì chú lên ngồi trên lưng tôi, tôi sẽ chở chú qua bên kia. Con khỉ chúa tin theo lời của cá sấu leo lên ngồi trên lưng; cá sấu bơi ra giữa dòng sông định lặn xuống, thì khỉ chúa bèn hỏi rằng: ─ Này anh cá sấu, anh định cho tôi chìm trong nước để được sự lợi ích gì cho anh? Cá sấu nói thật rằng: ─ Này chú khỉ, tôi nói dối lừa gạt chú để ăn trái tim của chú. Khỉ chúa bảo rằng: ─ Này anh cá sấu, trái tim của tôi không có trong thân này, tôi đã gỡ trái tim ra và đem treo lủng lẳng trên cành cây kia kìa. Vừa nói, khỉ chúa vừa đưa tay chỉ cho cá sấu thấy chùm trái cây gần bờ sông và bảo tiếp với cá sấu rằng: ─ Nếu anh muốn ăn trái tim, thì anh chở tôi vào lại bờ cây kia. Cá sấu nghe vậy tin theo lời của Đức Bồ Tát khỉ chúa, bơi vào gần bờ, Đức Bồ Tát khỉ chúa liền nhảy lên cành cây, sinh mạng được an toàn. Như vậy, Đức Bồ Tát khỉ chúa nói dối lừa gạt cá sấu, nhưng không gây sự thiệt hại nào đến cá sấu. Cho nên, tuy Đức Bồ Tát khỉ chúa nói dối nhưng không có tội. * Một người làm cử chỉ đuổi chim, bằng cách giả làm bộ ném một vật gì, hoặc giương cung mà không có mũi tên ra hăm dọa… làm cho chim tưởng ném thật, hoặc bắn thật, chúng hoảng sợ bay đi… Đó là hành vi cử chỉ lừa dối bằng thân, nhưng không gây ra sự tai hại nào đến đối tượng bị lừa dối. Cho nên, sự lừa dối ấy vô tội. Như vậy, nói dối bằng lời nói, hoặc lừa dối bằng thân, mà không gây ra sự thiệt hại nào đến cho người tin theo, đều là vô tội, không thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới. ---------------- [5] Bộ Jātaka tích Pañcavudhajātaka. [6] Bộ Jātaka tích Saṅsumārajātaka. ------------------------------ Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #9 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | 5- Điều Giới Tránh Xa Uống Rượu Và Các Chất Say Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. * Nghĩa phân tích chữ: ─ Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā = Surā + meraya + majja + pamāda + ṭhānā. + Surā: Rượu là nhân sinh bạo dạn, liều lĩnh,… + Meraya: Chất say làm cho ngất ngưởng, không biết tự chủ. + Majja: Say sưa, say mê, ngất ngưởng. + Pamāda: Sự dể duôi trong mọi thiện pháp. + Ṭhānā: Nhân sinh. - Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ + Veramaṇī: Tác ý tránh xa. + Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới. - Samādiyāmi: Con xin thọ trì. Rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp nói chung; cũng là nhân sinh sự bạo dạn, liều lĩnh dám tạo mọi ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý. * Nghĩa tổng hợp: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa uống rượu và các chất say là nhân phát sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp. Chi Pháp Phạm Điều Giới Uống Rượu Và Các Chất Say Người phạm điều giới uống rượu và các chất say cần phải hợp đủ 4 chi pháp: 1- Rượu hoặc các chất say (surāmerayabhāvo). 2- Tâm muốn uống rượu hoặc các chất say (pivitukāmatā). 3- Cố gắng uống rượu hoặc các chất say (pivanaṃ). 4- Uống rượu hoặc các chất say qua khỏi cổ (maddanaṃ). Nếu hội đầy đủ 4 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới uống rượu và các chất say. Nếu thiếu 1 trong 4 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới uống rượu và các chất say. Giảng Giải Về Sự Uống Rượu Và Các Chất Say * Surā: Rượu là một chất nước được làm bằng cơm gạo, trái cây, v.v… Mỗi khi uống rượu vào say sưa, mất tự chủ, làm kích thích tâm tham, tâm sân, tâm si,… trở nên người hung hăng, bạo dạn, liều lĩnh,… không còn biết hổ thẹn tội lỗi, không còn biết ghê sợ tội lỗi, nên dám tạo mọi ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý. Rượu (surā) có 5 loại: 1- Rượu được làm từ gạo (gạo tẻ, gạo nếp,...). 2- Rượu được làm từ cơm như cơm rượu. 3- Rượu được làm từ các trái cây (trái nho, táo,...). 4- Rượu được làm từ bánh. 5- Rượu được làm từ các chất có men rượu. * Meraya: Chất say là một chất nước ngâm các thứ trái cây, hoa,… lâu ngày trở thành chất say. Mỗi khi người uống chất say vào, cảm thấy say sưa ngất ngưởng không còn biết mình, không còn tự chủ, không biết hổ thẹn tội lỗi, không biết ghê sợ tội lỗi, nên tạo mọi ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý. Chất say (meraya) có 5 loại: 1- Chất say do ngâm các loại hoa,… lâu ngày. 2- Chất say do ngâm các loại trái cây,… lâu ngày. 3- Chất say do ngâm các trái nho lâu ngày. 4- Chất say do ngâm nước mía lâu ngày. 5- Chất say do ngâm các trái cây làm thuốc lâu ngày. Ngoài ra, còn có các loại chất say khác rất nguy hiểm như ma túy, thuốc phiện, cần sa, thuốc lá, v.v… cũng là loại chất say, mà khi người nào dùng đến chúng lâu ngày trở thành bệnh nghiện, rất khó từ bỏ. * Majja: Làm cho say, có 2 loại: 1- Rượu và các chất say mà người uống vào làm cho say sưa, không còn biết tự chủ, trở nên người hung hăng, bạo dạn, liều lĩnh không biết hổ thẹn tội lỗi, không biết ghê sợ tội lỗi, dám làm mọi ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý. 2- Thuốc phiện, ma túy, cần sa, thuốc lá, v.v… mà người dùng các chất say này thành thói quen, trở nên nghiện rồi khó từ bỏ. * Pamāda: Sự dể duôi quên mình trong mọi thiện pháp, chìm đắm trong mọi ác pháp. * Ṭhāna: Nhân sinh, nguyên nhân. Tổng hợp lại: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā: Rượu và các chất say… là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp. * Nghĩa tổng hợp: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa uống rượu và các chất say là nhân phát sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp. 4. Hạng Người Dùng Rượu 1- Dùng rượu trộn trong thuốc hoặc trong vật thực. 2- Dùng rượu làm thuốc trị bệnh. 3- Uống rượu để thưởng thức hương vị của rượu. 4- Uống rượu làm cho tâm trở nên bạo dạn, liều lĩnh, để tạo mọi ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý. Trong 4 trường hợp người dùng rượu này, hạng người nào phạm điều giới uống rượu và các chất say? Và có tội nhẹ - nặng như thế nào? * Trường hợp thứ nhất: Khi rượu được trộn trong thuốc để trị bệnh, hoặc trộn trong vật thực,… rượu hoàn toàn bị biến chất không còn mùi rượu, không có khả năng làm say nữa; nên người dùng thuốc ấy hoặc vật thực ấy không phạm điều giới uống rượu và các chất say, không có tội. * Trường hợp thứ hai: Dùng rượu trực tiếp hoặc pha lẫn với thuốc nước (còn có mùi rượu, có khả năng làm choáng váng chút đỉnh). ─ Nếu người dùng biết rõ thuốc nước có rượu, nhưng với mục đích trị bệnh, không phải muốn hưởng hương vị rượu, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say, có tội rất nhẹ. ─ Nếu người dùng thuốc nước không biết rõ có rượu, chỉ dùng với mục đích trị bệnh mà thôi, thì không phạm điều giới uống rượu và các chất say, không có tội. * Trường hợp thứ ba: Người uống rượu để thưởng thức hương vị của rượu, rồi say túy lúy, hoàn toàn không còn biết gì nữa; người ấy đã phạm điều giới uống rượu và các chất say, vì say mê chìm đắm trong hương vị của rượu, nên có tội nặng. Đức Phật dạy: “Này chư Tỳ khưu, người thường thường uống rượu và các chất say, uống nhiều rượu và các chất say, uống nhiều lần, ác nghiệp này có thể cho quả tái sinh trong cõi địa ngục, atula, ngạ quỷ, trong loài súc sinh. Tội nhẹ nhất của sự uống rượu và các chất say không cho quả tái sinh, nếu nhờ thiện nghiệp khác cho quả được tái sinh làm người, thì người ấy sẽ là người điên cuồng mất trí (ummattakasaṃvattiko)([7])”. * Trường hợp thứ tư: Uống rượu làm cho tâm trở nên bạo dạn, liều lĩnh dám tạo mọi ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý. Một người bình thường có tính nhút nhát, biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, không dám làm mọi tội ác. Nhưng một khi người ấy uống rượu và các chất say vào làm kích thích, không còn tự chủ, trở thành người hung hăng, bạo dạn, liều lĩnh dám làm mọi ác nghiệp như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói năng chửi rủa gây gỗ lung tung, v.v... Người ấy phạm điều giới uống rượu và các chất say có tội nặng, nếu ác nghiệp này cho quả tái sinh, thì chắc chắn tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh), chịu quả khổ do ác nghiệp mà mình đã tạo. Tính Chất Của Sự Uống Rượu Và Các Chất Say Phạm điều giới uống rượu và các chất say đối với người tại gia cư sĩ và đối với bậc xuất gia Tỳ khưu Sadi có tính chất nhẹ - nặng khác nhau. * Đối với hàng tại gia cư sĩ là cận sự nam, cận sự nữ, sự uống rượu và các chất say là 1 giới cấm trong ngũ giới, bát giới, cửu giới… Nếu người cận sự nam, cận sự nữ nào đã phạm điều giới uống rượu và các chất say, thì người cận sự nam, cận sự nữ ấy xem như bị đứt ngũ giới (đứt bát giới, đứt cửu giới). Người cận sự nam, cận sự nữ ấy cần phải xin thọ trì lại ngũ giới (hoặc bát giới, hoặc cửu giới) để cho mình là người có giới trở lại. * Đối với vị Sadi, sự uống rượu và các chất say là 1 giới cấm trong thập giới Sadi. Nếu vị Sadi nào phạm điều giới uống rượu và các chất say, thì giới của vị Sadi ấy bị đứt đồng thời hư phạm hạnh Sadi, không còn là Sadi nữa. Dù hình thức thân bên ngoài còn mặc y, song nội dung tâm bên trong không còn phạm hạnh Sadi nữa. Vị Sadi ấy biết mình bị đứt giới, hư phạm hạnh Sadi, vị ấy cần phải đến hầu vị Thầy tế độ, hoặc một vị Đại đức Tỳ khưu hiểu rõ giới luật, xin thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì Sadi thập giới trở lại. Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong rồi, vị Sadi ấy được phục hồi lại phạm hạnh như trước. * Đối với vị Tỳ khưu, sự uống rượu và các chất say là 1 giới cấm trong 227 điều giới bổn của Tỳ khưu. Nếu vị Tỳ khưu nào phạm điều giới uống rượu và các chất say, thì vị Tỳ khưu ấy phạm điều giới pācittiya (đối trị). - Vị Tỳ khưu dù biết, hay không biết rượu và các chất say, khi uống vào khỏi cổ vẫn bị phạm điều giới pācittiya. - Vị Tỳ khưu đã phạm điều giới ấy rồi cần phải tìm đến một vị Tỳ khưu khác không uống rượu và các chất say, để làm lễ xin sám hối theo nghi thức trong luật của Đức Phật đã chế định; sau khi sám hối xong, vị Tỳ khưu ấy có giới trở lại trong sạch như trước. Một người uống rượu và các chất say đã trở thành thói quen nghiện rượu, nghiện thuốc phiện, nghiện thuốc lá, v.v… không dễ dàng từ bỏ; bởi vì, cảm thấy chưa biết no đủ, vẫn còn thèm khát mãi mãi. Đức Phật dạy: Có 3 điều không biết no đủ, vẫn thèm khát mãi mãi như sau: “Này chư Tỳ khưu, có 3 điều không biết no đủ, 3 điều ấy là gì? ─ Này chư Tỳ khưu, không biết no đủ trong sự nằm ngủ. ─ Này chư Tỳ khưu, không biết no đủ trong sự uống rượu và các chất say. ─ Này chư Tỳ khưu, không biết no đủ trong sự hành dâm. Này chư Tỳ khưu, 3 điều này không biết no đủ”(1). Thật ra, 3 điều này thường phát sinh do phiền não tham muốn, mà tâm tham là nhân sinh khổ cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai. ─ Nằm ngủ là một sự cần thiết để nghỉ ngơi do cơ thể mệt nhọc; nhưng người say mê trong giấc ngủ, ngủ nhiều, thì cũng dễ sinh bệnh. Bậc thiện trí biết thức tỉnh tâm của mình, không để say mê trong giấc ngủ. Bậc thiện trí biết thì giờ ngủ nghỉ, biết thì giờ thức giấc, để làm những công việc có ích trong cuộc sống. ─ Sự uống rượu và các chất say là một thói hư tật xấu, do phiền não tham muốn là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, say mê trong mọi ác pháp. Bậc thiện trí có giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say, không dể duôi, tránh được các thứ bệnh phát sinh do rượu và các chất say. Uống rượu và các chất say thuộc về ác nghiệp nào trong 10 ác nghiệp? 10 ác nghiệp được tạo bằng thân, khẩu, ý như sau: * Thân ác nghiệp hoặc gọi thân hành ác có 3 loại ác nghiệp: ─ Ác nghiệp sát sinh. ─ Ác nghiệp trộm cắp. ─ Ác nghiệp tà dâm. * Khẩu ác nghiệp hoặc gọi khẩu hành ác có 4 loại ác nghiệp: ─ Ác nghiệp nói dối. ─ Ác nghiệp nói lời chia rẽ. ─ Ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc). ─ Ác nghiệp nói lời vô ích. * Ý ác nghiệp hoặc gọi ý hành ác có 3 loại ác nghiệp: ─ Ác nghiệp nghĩ tham lam của người khác. ─ Ác nghiệp nghĩ thù hận người khác. ─ Ác nghiệp nghĩ tà kiến, thấy sai chấp lầm. Uống rượu và các chất say là 1 giới cấm trong ngũ giới, trong bát giới, trong cửu giới... mà trong 10 ác nghiệp này không có tên gọi 1 ác nghiệp riêng biệt như những ác nghiệp khác. Vì sao vậy? Bởi vì xét về nghiệp, thì uống rượu và các chất say thuộc về ác nghiệp bất định, nên không có tên gọi 1 ác nghiệp riêng biệt. Ác nghiệp này tùy thuộc vào ác nghiệp nào mà nó liên quan, thì nó có tên gọi chung với ác nghiệp ấy. Xét trong những trường hợp sau: * Trường hợp một người phạm điều giới uống rượu và các chất say, cốt chỉ để thưởng thức vị trần của rượu rồi say túy lúy, hoàn toàn không còn biết mình, nằm ngủ cho đến khi tỉnh say rượu. Vậy, người ấy đã tạo ác nghiệp nào? Người phạm điều giới uống rượu hoặc các chất say, muốn thưởng thức ngũ trần đó là vị trần, hương trần của chất rượu hoặc chất say,…; cũng như người tạo ác nghiệp tà dâm muốn thưởng thức ngũ trần (kāmesumicchācāra) đó là xúc trần, hoặc xúc trần và vị trần của người khác phái. Như vậy, phạm điều giới tà dâm có đối tượng xúc trần, hoặc xúc trần và vị trần trong ngũ trần, còn phạm điều giới uống rượu và các chất say cũng có đối tượng vị trần, hương trần trong ngũ trần. Do đó, hai giới này có đối tượng tương tự như nhau. Cho nên, người phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp tà dâm. * Trường hợp một người vốn có tính nhút nhát, biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, không dám làm mọi ác nghiệp. Khi người ấy phạm điều giới uống rượu hoặc các chất say; chất rượu hoặc chất say kích thích tâm tham, sân, si, người ấy trở nên người hung hăng, bạo dạn, liều lĩnh không còn biết hổ thẹn tội lỗi, không còn biết ghê sợ tội lỗi, dám tạo 10 ác nghiệp. Người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi say sưa không còn biết hổ thẹn tội lỗi, không còn biết ghê sợ tội lỗi, dám tạo ác nghiệp nào, thì người phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp ấy. - Nếu như người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp sát sinh, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp sát sinh. - Tương tự như vậy, nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp trộm cắp, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp trộm cắp. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp tà dâm, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp tà dâm. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp nói dối, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp nói dối. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp nói lời chia rẽ. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc). - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tạo ác nghiệp nói lời vô ích, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp nói lời vô ích. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tâm nghĩ tham lam của cải của người khác, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp tham lam của cải của người khác. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi tâm nghĩ thù oán người khác, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp thù oán người khác. - Nếu người phạm điều giới uống rượu và các chất say, rồi phát sinh tà kiến thấy sai chấp lầm, thì phạm điều giới uống rượu và các chất say được ghép chung vào ác nghiệp tà kiến thấy sai chấp lầm. Do đó, uống rượu và các chất say là nhân tạo nên 10 ác nghiệp. Cho nên, uống rượu và các chất say thuộc về ác nghiệp bất định, nên không chế định ra 1 ác nghiệp riêng biệt nào. Thật vậy, Ngài Đại đức Ānanda (lớp người hậu sinh) biên soạn bộ Mūlaṭīkā giải rằng: __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #10 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | 5- Điều Giới Tránh Xa Uống Rượu Và Các Chất Say (tiếp theo) “Tassa sabhāgattena micchācāre, upakārakattena dasasu pi kammapathesu anuppaveso hoti”. (Sự uống rượu này được ghép chung vào ác nghiệp tà dâm, bởi vì nó có đối tượng tương tự với tà dâm. Và sự uống rượu cũng được ghép chung vào trong 10 ác nghiệp, bởi vì nó là nhân tạo nên 10 ác nghiệp). Tính Chất Nghiêm Trọng Của Người Phạm Điều Giới Uống Rượu Và Các Chất Say Người đã phạm điều giới uống rượu và các chất say, có thể dám làm mọi tội ác nghiêm trọng: Khi nào đã uống rượu, lên cơn say, thì người ấy không còn tự chủ, trở nên người hung hăng, tàn bạo, không còn biết hổ thẹn tội lỗi, không còn biết ghê sợ tội lỗi, dám làm mọi tội ác nghiêm trọng mà lúc tỉnh không dám làm. Khi người nào thường dùng các chất say như thuốc phiện, ma túy,... trở thành bệnh nghiện nặng, đến khi người ấy lên cơn thèm khát các chất say ấy mà không có sẵn, khiến cho người ấy lên cơn điên loạn, dám làm mọi tội ác nghiêm trọng mà lúc tỉnh không dám làm. Như vậy, phạm điều giới uống rượu và các chất say là nguyên nhân dẫn đến tạo mọi ác nghiệp nghiêm trọng, có nguy hại trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai. Trong Chú giải Suttanipāta, giải về tội lỗi của sự uống rượu và các chất say như sau: “Yasmā pana majjapāyī atthaṃ na jānāti, dhammaṃ na jānāti, mātupi antarāyaṃ karoti, pitupi Buddhapaccekabuddhatathāgatasāvakānampi antarayaṃ karoti, diṭṭhadhamme ca garahaṃ samparāye ca duggatiṃ aparāpariyāye ummādaṃ pāpuṇāti”. (Người thường uống rượu và các chất say, không biết quả, không biết nhân, gây ra sự tai hại đến với sinh mạng của cha mẹ, Đức Phật, Đức Phật Độc Giác, các hàng đệ tử của Như Lai. Trong kiếp hiện tại, người uống rượu và các chất say thường bị chư thiện trí chê trách. Sau khi người ấy chết, ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh), khi mãn quả của ác nghiệp trong cõi ác giới, do nhờ thiện nghiệp khác cho quả tái sinh làm người, người ấy sẽ là người mất trí, người điên cuồng). Và Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa dạy về tội lỗi của sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, dám tạo mọi ác pháp, có tội lỗi lớn như sau: “Apicettha surāmerayamajjappamādaṭṭhānameva mahāsāvajjaṃ na tathā pāṇātipātā-dayo, kasmā manussabhūtassapi ummattakabhavasaṃvattanena ariyadhammantarāya karaṇato”. (Thật sự, trong ngũ giới ấy, phạm điều giới uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, có tội lỗi lớn hơn 4 giới còn lại là phạm điều giới sát sinh, phạm điều giới trộm cắp, phạm điều giới tà dâm, phạm điều giới nói dối; 4 giới này gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn phạm điều giới uống rượu và các chất say. Bởi vì, phạm điều giới uống rượu và các chất say này còn là nhân làm cho người ấy có bệnh điên, mất trí, làm nguy hại cho sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả). Thật vậy, trong ngũ giới, người phạm điều giới sát sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán,…, đã tạo ác nghiệp trọng tội (akusalagarukakamma) gọi là anantariya-kamma (ác nghiệp vô gián); sau khi người ấy chết, chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ trong suốt thời gian lâu dài trong cõi đại địa ngục, cho đến khi mãn quả ác nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa ngục. Nếu có thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, thì người ấy có thể là người có trí tuệ sáng suốt, có khả năng thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn được. * Như trường hợp Đức vua Ajātasattu giết Phụ vương của ông là Đức vua Bimbisāra (bậc Thánh Nhập Lưu). Về sau, Đức vua Ajātasattu biết ăn năn hối lỗi, đến xin sám hối nơi Đức Phật; Đức vua có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, xin thọ phép quy y Tam Bảo, hết lòng hộ độ Tam Bảo. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, Đức vua Ajātasattu là người hộ độ chư Đại đức Tăng trong kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải lần thứ nhất, thời gian khoảng 3 tháng 4 ngày sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn. Sau khi Đức vua Ajātasattu băng hà, do năng lực ác nghiệp “giết phụ vương” là ác nghiệp vô gián cho quả, thay vì phải tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, thì chỉ bị tái sinh trong địa ngục Lohakumbhī chịu khổ suốt thời gian 60.000 (sáu mươi ngàn) năm thôi. Sau khi mãn quả ác nghiệp ấy, sẽ được thoát ra khỏi địa ngục, do thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người trong thời kỳ không có Đức Phật Toàn Giác và giáo pháp của Ngài. Hậu thân của Đức vua Ajātasattu sẽ chứng đắc thành Đức Phật Độc Giác có danh hiệu Đức Phật Độc Giác Vijitāvi. Đó là lời thọ ký của Đức Phật Gotama của chúng ta. * Trong thời kỳ Đức Phật Gotama, có Ngài Đại đức Mahāmoggallāna là bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Trong tiền kiếp xa xưa, Ngài đã từng nghe lời vợ, bày mưu đánh xe chở cha mẹ già đui mù đi vào khu rừng, Ngài xuống xe giả làm tên cướp đánh đập cha mẹ chết. Sau khi Ngài chết, do ác nghiệp vô gián giết cha mẹ ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, trong suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả ác nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi địa ngục. * Trong thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, Ngài sinh vào trong dòng Bàlamôn có tên Kolita, xuất gia trở thành Tỳ khưu nơi Đức Phật, rồi chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, trở thành bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama, Ngài là Đại đức Mahāmoggallāna, có thần thông xuất chúng nhất trong hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama, v.v… Những dẫn chứng trên để có được sự nhận thức rõ rằng: “Mặc dù ác nghiệp trọng tội như ác nghiệp giết cha, giết mẹ,… thuộc ác nghiệp vô gián chắc chắn phải tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài cho đến khi mãn quả ác nghiệp ấy, mới thoát khỏi địa ngục. Thế mà, sau khi thoát khỏi địa ngục, do nhờ thiện nghiệp khác cho quả tái sinh làm người, người ấy vẫn có cơ hội thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán được. Còn như phạm điều giới uống rượu và các chất say; sau khi chết, nếu ác nghiệp này cho quả tái sinh trong cõi địa ngục, hoặc cõi atula hoặc cõi ngạ quỷ hoặc cõi súc sinh, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy suốt thời gian lâu hoặc mau, cho đến khi mãn quả ác nghiệp mới mong thoát khỏi cõi ác giới ấy. Sau khi thoát khỏi cõi ác giới rồi, do thiện nghiệp khác cho quả nếu được tái sinh làm người, người ấy sẽ là người có bệnh điên cuồng, mất trí, không có khả năng thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ, không dẫn đến chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn”. Sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, dám tạo mọi ác pháp, đem lại cho người say những hậu quả nguy hại vô cùng khủng khiếp cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai. Những bậc thiện trí từ ngàn xưa đã chế định ngũ giới là thường giới (niccasīla) của con người, mọi người cần phải giữ gìn ngũ giới cho được trong sạch và trọn vẹn. Trong ngũ giới có giới tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi, mà Đức Phật cũng công nhận điều ấy, và Ngài truyền dạy những người cận sự nam, cận sự nữ phải giữ gìn ngũ giới cho được trong sạch và trọn vẹn, không để cho giới bị đứt, giới bị thủng, giới bị đốm, giới bị đứt lan. Đức Phật đã thuyết dạy 5 điều tai hại của sự phạm điều giới, và 5 quả báu tốt lành của sự giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn. Như vậy, sự uống rượu và các chất say đem lại cho người say những hậu quả nguy hại vô cùng kinh khủng; nhưng một số người có tính dể duôi xem thường, xem sự uống rượu và các chất say là thú tiêu khiển; cũng có một số người biết rượu và các chất say có hại cho sức khỏe, sinh nhiều bệnh tật khó chữa, một số người này đã trở thành nghiện rượu, nghiện thuốc phiện, nghiện ma túy, nghiện thuốc lá, v.v… trở thành người yếu đuối, không còn khả năng từ bỏ rượu, thuốc phiện, thuốc lá, v.v… tự làm khổ mình, làm khổ người thân của mình… Tội Lỗi Từ Say Rượu Đức Phật đang ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sāvatthi, khi ấy, Đức Phật thuyết về tích tiền thân của Ngài là Đức Bồ Tát Dhammadhaja([8]) có một đoạn giảng giải về tội lỗi phát sinh từ say rượu, được tóm lược như sau: Đức Bồ Tát Dhammadhaja là quan cận thần của Đức vua Yasapānī, có một người bạn thân tên Chattapānī. Chattapānī là người thợ cắt tóc, sửa râu của Đức vua. Ông có bản tính tự nhiên do lời chân thật phát nguyện không bao giờ uống rượu trong suốt mỗi kiếp cho đến khi chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Bởi vì, ông nhận thức thấy rõ tội lỗi phát sinh từ uống rượu, say rượu… Một hôm, người thợ cắt tóc Chattapānī tâu lên Đức vua Yasapānī rằng: ─ Muôn tâu Đại vương, trong tiền kiếp kẻ hạ thần đã từng ăn thịt con bởi vì say rượu. Sau khi tỉnh say rượu, kẻ hạ thần vô cùng sầu não, khổ tâm cùng cực, vì thương nhớ đến đứa con yêu quý nhất. Rồi từ kiếp đó, hạ thần đã phát nguyện trong suốt mỗi kiếp không bao giờ uống rượu nữa. Người thợ cắt tóc thuật lại câu chuyện xảy ra rằng: ─ Muôn tâu Đại vương, tiền kiếp của hạ thần cũng làm vua trị vì xứ Bārānasi, khi hạ thần là Đức vua, hằng ngày không thể thiếu món rượu, và trong mỗi bửa ăn không thể thiếu món thịt. Trong kinh thành Bārānasi thời ấy, vào ngày giới hằng tháng, người ta không sát sinh; cho nên người đầu bếp phải mua thêm thịt vào trước ngày giới, để dành phần cho ngày hôm sau. Do sơ suất, ông cất giữ món thịt ấy không cẩn thận, nên bị con chó ăn mất hết. Sáng hôm ấy, nhằm vào ngày giới, người đầu bếp đi tìm mua thịt khắp nơi, mà không có món thịt nào cả. Ông cố gắng làm những món ăn thơm tho ngon lành xong, mà chưa dám đem đến dâng Đức vua đang ở trên lâu đài. Ông vào tâu với bà chánh cung Hoàng hậu rằng: ─ Tâu Hoàng hậu, hôm nay, kẻ hạ thần đi tìm mua thịt khắp nơi mà không có thịt. Bữa ăn này không có món thịt, nên kẻ hạ thần chưa dám dâng lên Đức vua. Bây giờ, kẻ hạ thần phải làm thế nào? Thưa bà. ─ Này ngươi, Hoàng tử của ta được Đức vua thương yêu quý mến nhất, khi Đức vua đang thương yêu, âu yếm ôm Hoàng tử vào lòng, chắc Người không còn quan tâm đến bữa ăn có món thịt hay không. Bà chánh cung Hoàng hậu trang điểm cho Hoàng tử thật đáng yêu, rồi bồng Hoàng tử đặt ngồi trên vế của Đức vua. Đức vua say mê vui đùa với Hoàng tử. Khi ấy, người đầu bếp mang vật thực vào dâng lên Đức vua. Khi đang say rượu, Đức vua nhìn trong mâm thức ăn không thấy món thịt, bèn phán rằng: ─ Tại sao hôm nay không có món thịt? Người đầu bếp hoảng sợ tâu rằng: ─ Muôn tâu Bệ hạ, hôm nay là ngày giới, nên kẻ hạ thần đi tìm khắp nơi, mà vẫn không mua được thịt. Đức vua đang trong lúc say ngất ngưởng phán rằng: ─ Tìm thịt làm món ăn cho Trẫm, khó như vậy sao? Đức vua bèn nắm đầu Hoàng tử vặn cổ chết tươi, rồi ném xuống trước mặt người đầu bếp, mà phán tiếp rằng: ─ Ngươi hãy mau đem đi làm món ăn cho ta! Người đầu bếp tuân theo lệnh của Đức vua, làm món ăn bằng thịt của Hoàng tử, rồi đem lên dâng Đức vua dùng trong bữa ăn tối hôm ấy. Chánh cung Hoàng hậu và tất cả những người hầu chẳng có một ai dám khóc than, phản đối gì cả, vì họ rất sợ Đức vua. Đức vua dùng bữa ăn tối xong, nằm ngủ cho đến sáng ngày hôm sau mới thức dậy. Đã tỉnh cơn say, Đức vua truyền lệnh rằng: ─ Hãy bồng Hoàng tử yêu quý của ta đến đây! Bà chánh cung Hoàng hậu đến chầu, cúi lạy dưới chân Đức vua mà than khóc. Đức vua bèn truyền hỏi rằng: ─ Ái khanh khóc vì chuyện gì? Tại sao lại không bồng Hoàng tử yêu quý của ta đến đây? Chánh cung Hoàng hậu bạch thưa rằng: ─ Tâu Hoàng thượng, chiều hôm qua Hoàng thượng đã vặn cổ Hoàng tử chết tươi, rồi trao cho người đầu bếp bảo làm món ăn cho Hoàng thượng. Hoàng thượng đã dùng bữa ăn với món thịt của Hoàng tử từ tối hôm qua rồi. Lắng nghe chánh cung Hoàng hậu tâu như vậy, Đức vua cảm thấy vô cùng đau xót sầu não, vì vô cùng thương tiếc Hoàng tử yêu quý. Khi đã nhận thức rõ tội lỗi lớn lao phát sinh ra từ việc uống rượu, say rượu, Đức vua bèn chắp chặt đôi tay đưa lên trán, rồi phát nguyện rằng: “Kể từ kiếp này về sau, và những kiếp sau kế tiếp cho đến kiếp chót trở thành bậc Thánh Arahán, ta nguyện sẽ không bao giờ uống rượu nữa, để không còn thấy cảnh tự làm khổ mình và làm khổ những người thân yêu của ta nữa”. Thật vậy, kể từ đó cho đến trọn kiếp và trải qua vô số kiếp tử sinh luân hồi, kiếp nào hạ thần cũng không bao giờ uống một chút rượu nào cả. (Một đoạn trích trong tiền kiếp Đức Bồ Tát Dhammadhaja) ------------------- [7] Bộ Aṅguttaranikāya. [1] Bộ Aṅguttaranikāya, Tikanipāta, kinh Atittasutta. [8] Bộ Jātaka, phần Dukanipāta, tích Dhammadhajajātaka. ------------------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #11 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | TÍNH CHẤT CỦA NGŨ GIỚI Ngũ giới là thường giới (niccasīla) của tất cả mọi người tại gia cư sĩ. Nếu người nào không giữ ngũ giới đầy đủ (dù chỉ phạm 1 trong 5 điều giới cũng gọi là không giữ ngũ giới đầy đủ), thì người ấy phải chịu những tai hại xấu xa.Và nếu người nào giữ ngũ giới đầy đủ trọn vẹn, thì người ấy được những quả báu tốt lành. Như vậy, quả ác nghiệp của người không có giới, và quả thiện nghiệp của người có giới hoàn toàn trái ngược với nhau. Đức Phật thuyết giảng bài kinh Sīlasutta([1]) dạy về 5 tai hại của người không có giới, và 5 quả báu của người có giới đầy đủ trọn vẹn hoàn toàn trái ngược nhau như sau: * Tai hại của người không có giới: ─ Này chư Tỳ khưu, 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới. 5 điều ấy như thế nào? ─ Này chư Tỳ khưu, 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới. 5 điều tai hại ấy là: 1- Này chư Tỳ khưu, trong đời này, người không có giới, người phạm giới làm tiêu tan nhiều của cải to lớn vì nhân dể duôi. - Này chư Tỳ khưu, đó là tai hại thứ nhất của người không có giới, người phạm giới. 2- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người không có giới, người phạm giới có tiếng xấu lan truyền khắp mọi nơi. - Này chư Tỳ khưu, đó là tai hại thứ nhì của người không có giới, người phạm giới. 3- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người không có giới, người phạm giới có tâm sợ sệt, rụt rè e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn. - Này chư Tỳ khưu, đó là tai hại thứ ba của người không có giới, người phạm giới. 4- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người không có giới, người phạm giới phát sinh tâm mê muội lúc lâm chung. - Này chư Tỳ khưu, đó là tai hại thứ tư của người không có giới, người phạm giới. 5- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người không có giới, người phạm giới, sau khi chết, ác nghiệp không giữ giới cho quả tái sinh trong cõi địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh. - Này chư Tỳ khưu, đó là tai hại thứ năm của người không có giới, người phạm giới. ─ Này chư Tỳ khưu, đó là 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới như vậy. * Quả báu của người có giới: ─ Này chư Tỳ khưu, 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. 5 quả báu ấy như thế nào? ─ Này chư Tỳ khưu, 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. 5 quả báu ấy là: 1- Này chư Tỳ khưu, trong đời này, người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi. - Này chư Tỳ khưu, đó là quả báu thứ nhất của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. 2- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người có giới, người giữ gìn giới đầy đủ trong sạch trọn vẹn có được danh thơm tiếng tốt lan truyền khắp mọi nơi. - Này chư Tỳ khưu, đó là quả báu thứ nhì của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. 3- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn có tâm dũng cảm, không rụt rè e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn. - Này chư Tỳ khưu, đó là quả báu thứ ba của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. 4- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn phát sinh tâm không mê muội, tâm trí sáng suốt lúc lâm chung. - Này chư Tỳ khưu, đó là quả báu thứ tư của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. 5- Này chư Tỳ khưu, còn điều này, người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh cõi thiện dục giới: Cõi người, các cõi trời dục giới,… - Này chư Tỳ khưu, đó là quả báu thứ năm của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn. ─ Này chư Tỳ khưu, đó là 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch đầy đủ trọn vẹn như vậy. -------------------- Trích từ: Nền Tảng Phật Giáo - Quyển III: Hành Giới Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #12 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | TÍCH JĀṆUSSOṆI BRĀHMAṆA Bhante bho Gotama kira: Đã có nghe như vầy: Có một người Bà la môn tên là Jāṇussoṇi đến bạch hỏi Đức Phật như vầy: Chúng tôi lo làm các việc lành, nhứt là Bố thí, Trì giới rồi hồi hướng đến những quyến thuộc (cha mẹ, ông bà, vân vân...)đã quá vãng; các quyến thuộc chúng tôi đó, đến thọ lãnh quả phước đó được chăng? Đức Phật đáp: Ṭhāne kho aṭhāne kho brāhmaṇa - Nầy người Bà la môn, đáng được cũng có, không đáng được cũng có: 1.- Chúng sanh đã làm nghiệp dữ do thân, khẩu, ý, đến khi tan rã ngũ uẩn, phải thọ sanh trong địa ngục, chịu nhiều điều khổ não nặng nề, vì ác quả đó, nên không có thể đến thọ lãnh được phước của thân quyến hồi hướng cho. 2.- Chúng sanh đã làm tội do thân, khẩu, ý, sau khi mạng chung phải bị luân hồi làm cầm thú, có thực phẩm riêng theo loài của chúng nó, chúng nó cũng không thọ hưởng được phước của thân quyến hồi hướng cho. 3.- Chúng sanh không làm tội do thân, khẩu, ý, sau khi thác được sanh trong cõi trời, sẵn có thực phẩm tự nhiên, không cần thọ thực phẩm thân quyến Bố thí hồi hướng cho cũng không thành tựu. 4.- Chúng sanh đã làm tội bằng thân, khẩu, ý, sau khi quá vãng, đầu thai trong loài Ngạ quỉ hằng chịu đói cơm, khát nước, phải trải đi lãnh phần phước, khi có thân quyến Bố thí hiệp theo lẽ đạo, rồi hồi hướng cho, Ngạ quỉ hoan hỉ thọ lãnh vật thí đó biến thành thực phẩm, hưởng rồi được sự an vui, khỏi đường Ngạ quỉ, đi thọ sanh trong nhàn cảnh (cõi người và cõi trời). Đức Phật vừa thuyết xong về cách đáng thọ lãnh cùng không đáng thọ lãnh, người Bà la môn bèn bạch hỏi thêm rằng: Nếu người đã làm phước hồi hướng mà các Ngạ quỉ không được lãnh, thì phước đó trú nơi nào? Là của ai? Ai đem đi? Đức Phật đáp; Nầy người Bà la môn, Ye sattā: chúng sanh nào còn bị xoay vần trong vòng luân hồi, thì không khỏi sa đọa trong đường Ngạ quỉ, chúng sanh đó sẵn lòng hoan hỉ thọ lãnh phần phước, vì còn phải chuyển sanh nhiều đời nhiều kiếp, hằng luân hồi làm thân quyến cùng nhau vô cùng vô tận kiếp... Nếu quả Bố thí không thấu đến hạng Ngạ quỉ, thì về phần thí chủ, vì thí chủ đã có tác ý trong sạch trong khi cho. Cớ ấy, thí chủ là người được quả lành trước hết tất cả Ngạ quỉ. Lại nữa, những Ngạ quỉ thọ lãnh phần phước là hàng Ngạ quỉ Dabajīvī, có tâm hoan hỉ trong việc phước, các hàng khác không có thể thọ lãnh được. Về phần Ngạ quỉ Paradattūpajīvī đáng thọ lãnh cũng phải hiệp theo 3 chi: 1.- Thí chủ phải dâng cúng đến Tăng, hoặc bậc tu hành trong sạch. 2.- Khi đã thí vừa rồi, cần phải chú tâm hồi hướng phần phước đến hàng Ngạ-quỉ. 3.- Ngạ quỉ phải hoan hỉ thọ lãnh phần phước đó. Vấn: Phải hồi hướng trong lúc nào? Đáp: Ngay trong khi dâng cúng vừa rồi, nếu hồi hướng trong thời khác, không được kết quả, vì trong lúc đó hàng Ngạ quỉ sẵn chờ để thọ lãnh, ví như những người nghèo đói đến xin ăn mà thí chủ không cho, khi họ bỏ ra đi khỏi, dầu có cho cũng không có người lãnh. Lại nữa, Bố thí đến người phá giới, giới không trong sạch, hoặc không giữ giới, cũng không được thành tựu đến Ngạ quỉ. Vả lại, đã dâng cúng đến bậc có phẩm hạnh, có Ngạ quỉ đến chờ, mà thí chủ không hồi hướng, hàng ngạ quỉ cũng không có thể thọ được, như trong tích ngạ quỉ quyến thuộc của đức vua Bimbisāra (Tần-Bà-Sa), Ngài đã dâng cúng đến chư Tăng trong ngày đầu mà quên hồi hướng, quả phước cũng không thành tựu đến Ngạ quỉ được. Qua ngày thứ nhì, được nghe đức Phật giảng thuyết xong, bố thí thêm, rồi hồi hướng, các hàng Ngạ quỉ mới hoan hỉ thọ lãnh được. Trích dịch trên đây cho thiện tín suy xét để làm phước đến những quyến thuộc đã quá vãng, cho đúng theo lời Phật dạy, hầu được thành tựu đến hàng Ngạ quỉ. Sự bố thí có 2 phép nữa là: 1.- Cho bằng cách tế độ (Saṅgahavasena). 2.- Cho bằng cách cúng dường (Pūjāvasena). Cho bằng cách tế độ, là cho đến kẻ nghèo hèn, đói khát, không nơi nương dựa, hoặc người mang bịnh tật hoặc loài cầm thú, do lòng thương xót, mong giúp người trong cơn tai nạn. Người cho đến cầm thú, hằng được quả báo 100 kiếp nghĩa là: 1.- Được sống lâu. 2.- Có sắc đẹp. 3 - Được sự yên vui. 4.- Có sức mạnh. 5.- Có trí tuệ. Năm quả báo đó hằng phát sanh đến thí chủ trong mỗi kiếp. Cho đến người phá giới, không có giới, được quả báo đó trong 10.000 kiếp. Cho đến người có giới được quả báo 1.000.000 kiếp v.v... Cho bằng cách cúng dường, nghĩa là cung cấp phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, ông thầy có thi ân bố đức đến mình, hoặc dâng cúng đến các bậc Sa môn, Bà la môn tu hành chơn chánh, đến người trì giới trong sạch, đều gọi là cúng dường cả. Vấn: Cho bằng cách cúng dường và tế độ cách nào phước nhiều hơn? Đáp: Cách cúng dường được phước nhiều vô số kể. Vấn: Cái chi là vật thí? Đáp: Của cải, nhứt là cơm, nước, y phục, là vật thí, tác ý tính dứt của ra (cāga) là nhân, đem cho (dāna) là quả. Vấn: Bố thí được quả báo thế nào? Đáp: Được 2 quả báo: trong kiếp nầy và trong đời sau. ------------------------------------------- Trích: NHỰT HÀNH CỦA NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT Bhikkhu VAṂSARAKKHITA Tỳ khưu HỘ TÔNG Ấn bản 2006 (PL. 2550) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #13 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Quả Nghiệp Của Mỗi Giới Ngũ giới có 5 điều giới, mà mỗi điều giới có đối tượng khác nhau, nên cách phạm mỗi điều giới, cách tạo ác nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. Và cách giữ gìn mỗi điều giới, cách tạo thiện nghiệp của mỗi điều giới cũng khác nhau. Do đó, quả ác nghiệp của mỗi điều giới, và quả thiện nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. 1- Sự Sát Sinh Sự sát sinh liên quan đến sinh mạng của chúng sinh, có thể tạo nên 2 loại nghiệp: - Người phạm điều giới sát sinh là giết hại chúng sinh, tạo nên ác nghiệp sát sinh. - Người giữ giới tránh xa sự sát sinh, không sát sinh, tạo nên thiện nghiệp không sát sinh. Quả của ác nghiệp sát sinh và quả của thiện nghiệp không sát sinh hoàn toàn trái ngược nhau. 1. 1 Quả của ác nghiệp của người phạm điều giới sát sinh Người nào phạm điều giới sát sinh, giết hại sinh mạng của chúng sinh, dù lớn dù nhỏ cũng tạo nên ác nghiệp sát sinh. Nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp sát sinh ấy cho quả tái sinh trong cõi ác giới, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát được khỏi cõi ác giới. Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, trường hợp nếu có thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người. Và trường hợp, nếu người nào phạm điều giới sát sinh, tạo ác nghiệp sát sinh có tội nhẹ, sau khi người ấy chết, ác nghiệp sát sinh ấy không có khả năng cho quả tái sinh, mà thiện nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái sinh trở lại làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp sát sinh từ kiếp quá khứ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 23 quả xấu của ác nghiệp sát sinh từ kiếp quá khứ như sau: 1- Có thân hình tật nguyền. 2- Có thân hình không cân đối, xấu xí. 3- Là người chậm chạp. 4- Có lòng bàn tay, và dưới lòng bàn chân lõm sâu (không đều đặn). 5- Có thân hình xấu xí, đầy sẹo. 6- Có sắc diện tối tăm. 7- Có da thịt sần sùi. 8- Có tính hay sợ hãi. 9- Có sức khỏe yếu đuối. 10- Có lời nói lặp đi lặp lại, không suôn sẻ. 11- Bị mọi người ghét bỏ. 12- Có những bộ hạ tùy tùng bị chia rẽ. 13- Có tính hay giật mình, hoảng sợ. 14- Thường bị tai nạn do khí giới, thuốc độc… 15- Là người si mê, ngu dốt. 16- Có rất ít bạn bè. 17- Có thân hình dị hợm, đáng ghê sợ. 18- Có thân hình kỳ dị. 19- Hay bệnh hoạn ốm đau. 20- Thường sầu não, lo sợ. 21- Con cháu thường xa lánh. 22- Mỗi kiếp thường bị chết yểu. 23- Bị chết do người khác giết. Đó là 23 quả xấu của ác nghiệp sát sinh từ trong kiếp quá khứ. 1. 2 Quả của thiện nghiệp của người giữ điều giới không sát sinh Người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều giới “có tác ý tránh xa sự sát sinh”; sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không sát sinh ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam hoặc thiên nữ trong cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ. Sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp thiện nghiệp không sát sinh cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người. Và trường hợp, nếu sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không sát sinh không cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, mà lại cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả báu tốt của thiện nghiệp không sát sinh từ kiếp quá khứ đáng hài lòng hoan hỷ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải 23 quả báu của thiện nghiệp không sát sinh từ kiếp quá khứ như sau: 1- Có thân hình không tật nguyền, đầy đủ các bộ phận lớn nhỏ trong cơ thể. 2- Có thân hình cân đối xinh đẹp. 3- Là người nhanh nhẹn. 4- Có lòng bàn tay, lòng bàn chân đầy đặn. 5- Có thân hình xinh đẹp, không tỳ vết. 6- Có da thịt mềm mại, hồng hào. 7- Có thân hình sạch sẽ, trong sáng. 8- Có tâm dũng cảm, không sợ hãi. 9- Có sức khỏe dồi dào. 10- Có giọng nói thanh tao, lời nói ngọt ngào, suôn sẻ. 11- Được mọi người quý mến. 12- Có bộ hạ tùy tùng, bạn bè đoàn kết gắn bó thương yêu nhau. 13- Thân tâm được an lạc tự tại, không hoảng sợ. 14- Không bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…. 15- Có trí tuệ sáng suốt. 16- Có nhiều bạn bè thân thiết. 17- Có thân hình đẹp đẽ, đáng quý mến. 18- Có các bộ phận lớn nhỏ trong thân thể cân đối đẹp đẽ. 19- Là người ít bệnh hoạn ốm đau. 20- Là người có tâm thường an lạc. 21- Là người thường được sống gần gũi với con cháu yêu quý. 22- Là người được trường thọ, sống lâu. 23- Không có một ai có thể mưu sát được. Đó là 23 quả báu tốt của thiện nghiệp không sát sinh từ trong kiếp quá khứ. ---------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #14 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Quả Nghiệp Của Mỗi Giới Ngũ giới có 5 điều giới, mà mỗi điều giới có đối tượng khác nhau, nên cách phạm mỗi điều giới, cách tạo ác nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. Và cách giữ gìn mỗi điều giới, cách tạo thiện nghiệp của mỗi điều giới cũng khác nhau. Do đó, quả ác nghiệp của mỗi điều giới, và quả thiện nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. 2- Sự Trộm Cắp Sự trộm cắp liên quan đến của cải tài sản của người khác, có thể tạo nên 2 loại nghiệp: - Người phạm điều giới trộm cắp của cải tài sản của người khác, tạo nên ác nghiệp trộm cắp. - Người giữ giới tránh xa sự trộm cắp, không trộm cắp, tạo nên thiện nghiệp không trộm cắp. Quả của ác nghiệp trộm cắp và quả của thiện nghiệp không trộm cắp hoàn toàn trái ngược nhau. 2. 1 Quả ác nghiệp của người phạm điều giới trộm cắp Người nào phạm điều giới trộm cắp của cải tài sản của người khác dù ít dù nhiều cũng tạo nên ác nghiệp trộm cắp. Nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp trộm cắp cho quả tái sinh trong cõi ác giới, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát được khỏi cõi ác giới. Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, trường hợp nếu có thiện nghiệp nào cho quả tái sinh trở lại làm người. Và trường hợp, nếu người nào phạm điều giới trộm cắp, tạo nên ác nghiệp trộm cắp có tội nhẹ, sau khi người ấy chết, ác nghiệp trộm cắp ấy không có khả năng cho quả tái sinh, mà thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp trộm cắp từ kiếp quá khứ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả xấu của ác nghiệp trộm cắp từ kiếp quá khứ như sau: 1- Không thể có những thứ của cải quý giá. 2- Thiếu thốn những nhu yếu phẩm như lúa gạo, tiền bạc, đồ dùng, v.v… 3- Là người nghèo khổ túng thiếu của cải. 4- Không phát triển được những thứ của cải mới. 5- Khi làm ra được của cải quý giá, thì không giữ gìn được lâu dài. 6- Không thể có được thứ của cải mà mình mong muốn. 7- Khi có được của cải, thì thường bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, do nước lũ cuốn trôi, do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, do nhà Vua tịch thu... 8- Của cải được phát triển, thì cũng liên quan đến nhiều người, không riêng cho mình được. 9- Là người không thể nào chứng đắc được pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả và Niết Bàn). 10- Là người thường nghe đến danh từ ‘không có’. 11- Là người sống không được an lạc. Đó là 11 quả xấu của ác nghiệp trộm cắp từ trong kiếp quá khứ. 2. 2 Quả thiện nghiệp của người giữ điều giới không trộm cắp Người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều giới “có tác ý tránh xa sự trộm cắp”; sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không trộm cắp ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam hoặc thiên nữ trong cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ. Sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp thiện nghiệp không trộm cắp cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người. Và trường hợp, nếu sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không trộm cắp không cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, mà lại cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả báu tốt của thiện nghiệp không trộm cắp từ kiếp quá khứ đáng hài lòng hoan hỷ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả báu của thiện nghiệp không trộm cắp từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người có nhiều của cải quý giá, giàu sang. 2- Có đầy đủ của cải, tài sản như lúa gạo, vàng bạc, châu báu,... 3- Là người có nhiều của cải, tài sản lớn lao, giàu sang phú quý, tiêu dùng không sao hết được. 4- Của cải nào chưa phát sinh, thì của cải ấy sẽ được phát sinh và càng phát triển nhiều. 5- Những thứ của cải quý giá nào như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu,… đã có rồi, thì những thứ của cải quý giá ấy được giữ gìn duy trì bền vững lâu dài. 6- Mong muốn những thứ của cải quý giá nào, thì chắc chắn mau chóng thành tựu như ý. 7- Những thứ của cải, tài sản lớn lao của người ấy, không bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, do nước lũ cuốn trôi, do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, do nhà Vua tịch thu, do người không ưa thích đoạt lấy… 8- Của cải được phát triển, không liên quan đến người khác, chính mình sở hữu. 9- Là người có thể chứng đắc được pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả và Niết Bàn). 10- Là người không thường nghe đến danh từ ‘không có’, bởi vì muốn thứ nào, thì có ngay thứ ấy. 11- Là người sống được an lạc. Đó là 11 quả báu tốt của thiện nghiệp không trộm cắp từ trong kiếp quá khứ. --------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #15 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Quả Nghiệp Của Mỗi Giới Ngũ giới có 5 điều giới, mà mỗi điều giới có đối tượng khác nhau, nên cách phạm mỗi điều giới, cách tạo ác nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. Và cách giữ gìn mỗi điều giới, cách tạo thiện nghiệp của mỗi điều giới cũng khác nhau. Do đó, quả ác nghiệp của mỗi điều giới, và quả thiện nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. 3- Sự Tà Dâm Sự tà dâm liên quan đến tà dâm với vợ, chồng, con của người khác, có thể tạo nên 2 loại nghiệp: - Người phạm điều giới tà dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo nên ác nghiệp tà dâm. - Người giữ giới tránh xa sự tà dâm, không tà dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo nên thiện nghiệp không tà dâm. Quả của ác nghiệp tà dâm và quả của thiện nghiệp không tà dâm hoàn toàn trái ngược nhau. 3. 1 Quả ác nghiệp của người phạm điều giới tà dâm Người nào phạm điều giới tà dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo nên ác nghiệp tà dâm. Nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy cho quả tái sinh trong cõi ác giới, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát được khỏi cõi ác giới. Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, trường hợp nếu có thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh làm người. Và trường hợp, nếu người nào phạm điều giới tà dâm, tạo ác nghiệp, có tội nhẹ, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy không có khả năng cho quả tái sinh, mà thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người có nhiều người oan trái. 2- Là người có nhiều người thù ghét. 3- Là người nghèo khổ, thiếu thốn. 4- Là người ngủ không được an lạc. 5- Là người thức không được an lạc. 6- Là người không tránh khỏi 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh). 7- Là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà). 8- Là người có tính hay nóng giận. 9- Là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người thấp hèn. 10- Là người có tính không minh bạch, hay che giấu tội lỗi. 11- Là người có thân hình tật nguyền, xấu xí. 12- Là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm. 13- Là người bị mọi người coi thường khinh bỉ, không tin tưởng. 14- Là người khuyết tật: Đui mù, câm điếc,... 15- Sinh làm người đàn bà (tiền kiếp là người đàn ông). 16- Là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ. 17- Là người không biết đủ, sống khổ cực. 18- Là người sống nơi nào cũng không được an lạc. 19- Là người gặp nhiều tai hại, oan trái với mọi người. 20- Là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng bỏ. Đó là 20 quả xấu của ác nghiệp tà dâm từ kiếp quá khứ. 3. 2 Quả thiện nghiệp của người giữ điều giới không tà dâm Người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều giới “có tác ý tránh xa sự tà dâm”; sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không tà dâm ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam hoặc thiên nữ trong cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ. Sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp thiện nghiệp không tà dâm cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người. Và trường hợp, nếu sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không tà dâm không cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, mà lại cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người; thì cả hai trường hợp này người ấy sẽ có được quả báu tốt của thiện nghiệp không tà dâm từ kiếp quá khứ đáng hài lòng hoan hỷ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả báu tốt của thiện nghiệp không tà dâm từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người không có người oan trái. 2- Là người được mọi người thương yêu quý mến. 3- Là người có nhiều của cải giàu sang phú quý. 4- Là người ngủ được an lạc. 5- Là người thức được an lạc. 6- Là người có thể tránh được 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh). 7- Sinh làm người đàn ông hoàn toàn 100%. 8- Là người có tính ôn hòa, ít nóng giận. 9- Là người sinh ra trong dòng họ cao quý, có tính khiêm nhường. 10- Là người có tính minh bạch rõ ràng, không che giấu tội lỗi. 11- Là người không có tật nguyền, có thân hình xinh đẹp, đáng ngưỡng mộ. 12- Là người có sắc diện trong sáng. 13- Là người được mọi người tin tưởng. 14- Là người có ngũ quan (5 giác quan của con người) đầy đủ và tốt đẹp. 15- Là người có tư cách đáng kính. 16- Là người không có những chứng bệnh đáng ghê sợ. 17- Là người có trí tuệ, đời sống được an lạc. 18- Là người sống nơi nào cũng được an lạc. 19- Là người không có tai hại, không có người gây oan trái. 20- Là người thường được sống gần gũi với người thân yêu. Đó là 20 quả báu tốt của thiện nghiệp không tà dâm từ kiếp quá khứ. --------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #16 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Quả Nghiệp Của Mỗi Giới Ngũ giới có 5 điều giới, mà mỗi điều giới có đối tượng khác nhau, nên cách phạm mỗi điều giới, cách tạo ác nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. Và cách giữ gìn mỗi điều giới, cách tạo thiện nghiệp của mỗi điều giới cũng khác nhau. Do đó, quả ác nghiệp của mỗi điều giới, và quả thiện nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. 4- Sự Nói Dối Sự nói dối liên quan đến nói lời không chân thật, lừa dối,... có thể tạo nên 2 loại nghiệp: - Người phạm điều giới nói dối gây ra thiệt hại đến người khác, tạo nên ác nghiệp nói dối. - Người giữ giới tránh xa sự nói dối, không nói dối, tạo nên thiện nghiệp không nói dối. Quả của ác nghiệp nói dối và quả của thiện nghiệp không nói dối hoàn toàn trái ngược nhau. 4. 1 Quả ác nghiệp của người phạm điều giới nói dối Người nào phạm điều giới nói dối gây ra sự thiệt hại dù ít dù nhiều cũng tạo nên ác nghiệp nói dối. Nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp nói dối cho quả tái sinh trong cõi ác giới, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát được khỏi cõi ác giới. Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, trường hợp nếu có thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người. Và trường hợp, nếu người nào phạm điều giới nói dối, tạo ác nghiệp, có tội nhẹ, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp nói dối ấy không có khả năng cho quả tái sinh, mà thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người; thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp nói dối từ kiếp quá khứ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả xấu của ác nghiệp nói dối từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người có ngũ quan (5 giác quan của con người) không trong sáng. 2- Là người có giọng nói không rõ, khó nghe. 3- Là người có đôi hàm răng không đều đặn, xấu xí. 4- Là người có thân hình quá mập, dị kỳ. 5- Là người có thân hình quá ốm, tong teo. 6- Là người có thân hình quá thấp, lùn tịt. 7- Là người có thân hình quá cao, lêu nghêu. 8- Là người có da thịt sần sùi, xấu xí. 9- Là người mà trong miệng thường thoát ra mùi hôi khó chịu. 10- Là người nói không ai tin theo. 11- Là người nói không ai muốn nghe. 12- Là người có cái lưỡi cứng và ngắn. 13- Là người có tâm thường thoái chí nản lòng. 14- Là người có tật nói cà lăm, hoặc bị câm điếc. Đó là 14 quả xấu của ác nghiệp nói dối từ trong kiếp quá khứ. 4. 2 Quả thiện nghiệp của người giữ điều giới không nói dối Người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều giới “có tác ý tránh xa sự nói dối”; sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không nói dối ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam hoặc thiên nữ trong cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ. Sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp thiện nghiệp không nói dối cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người. Và trường hợp, nếu sau khi người ấy chết, thiện nghiệp không nói dối không cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, mà lại cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người; thì cả hai trường hợp này người ấy sẽ có được quả báu tốt của thiện nghiệp không nói dối từ kiếp quá khứ đáng hài lòng hoan hỷ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả báu tốt của thiện nghiệp không nói dối từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người có ngũ quan (5 giác quan của con người) trong sáng. 2- Là người có giọng nói ngọt ngào, dễ nghe. 3- Là người có đôi hàm răng đều đặn, đẹp đẽ. 4- Là người có thân hình không mập quá. 5- Là người có thân hình không ốm quá. 6- Là người có thân hình không thấp quá. 7- Là người có thân hình không cao quá. 8- Là người có da thịt mịn màng, mềm mại. 9- Là người mà trong miệng có mùi thơm tho thoát ra dễ chịu như mùi hoa sen. 10- Là người nói được nhiều người tin theo, không có ai ganh tỵ. 11- Là người nói được nhiều người muốn nghe. 12- Là người có cái lưỡi mềm mỏng, màu hồng như cánh hoa sen đỏ. 13- Là người có định tâm vững vàng. 14- Là người có lời nói rõ ràng, ý nghĩa sâu sắc, được nhiều người tin tưởng và tôn trọng. Đó là 14 quả báu tốt của thiện nghiệp không nói dối từ kiếp quá khứ. ------------------ Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #17 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Quả Nghiệp Của Mỗi Giới Ngũ giới có 5 điều giới, mà mỗi điều giới có đối tượng khác nhau, nên cách phạm mỗi điều giới, cách tạo ác nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. Và cách giữ gìn mỗi điều giới, cách tạo thiện nghiệp của mỗi điều giới cũng khác nhau. Do đó, quả ác nghiệp của mỗi điều giới, và quả thiện nghiệp của mỗi điều giới khác nhau. 5- Sự Uống Rượu Và Các Chất Say Rượu và các chất say liên quan đến uống rượu và các chất say, là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, có thể tạo nên 2 loại nghiệp: - Người phạm điều giới uống rượu và các chất say, tạo nên ác nghiệp do uống rượu và các chất say. - Người giữ giới tránh xa sự uống rượu và các chất say, không uống rượu và các chất say, tạo thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say. Quả của ác nghiệp do uống rượu và các chất say và quả của thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say hoàn toàn trái ngược nhau. 5. 1 Quả ác nghiệp của người phạm điều giới uống rượu và các chất say Người nào phạm điều giới uống rượu và các chất say dù ít dù nhiều cũng tạo nên ác nghiệp do uống rượu và các chất say. Nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp do uống rượu và các chất say cho quả tái sinh trong cõi ác giới, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát được khỏi cõi ác giới. Sau khi thoát khỏi cõi ác giới, trường hợp nếu có thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người. Và trường hợp, nếu người nào phạm điều giới uống rượu và các chất say, tạo ác nghiệp, có tội nhẹ, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp do uống rượu và các chất say ấy không có khả năng cho quả tái sinh, mà thiện nghiệp nào khác cho quả tái sinh trở lại làm người; thì cả hai trường hợp này người ấy sẽ còn phải chịu quả xấu của ác nghiệp do uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả xấu của ác nghiệp do uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người không biết những công việc đã làm, đang làm và sẽ làm. 2- Là người thường không có trí nhớ, hay quên mình. 3- Là người loạn trí, điên cuồng. 4- Là người không có trí tuệ. 5- Là người có tính lười biếng trong công việc. 6- Là người thường hay buồn ngủ. 7- Là người bị câm điếc từ khi đầu thai. 8- Là người si mê, ngu dốt. 9- Là người khó nhớ, dễ quên. 10- Là người có sự hiểu biết kém cỏi, dốt nát. 11- Là người có thân hình nặng nề chậm chạp. 12- Là người thường bị tai nạn. 13- Là người sầu não, khổ tâm. 14- Là người hay nói lảm nhảm. 15- Là người hay nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích. 16- Là người có tính biếng nhác ngày đêm trong công việc nặng, nhẹ. 17- Là người không biết ơn và không biết đền ơn đối với người ân nhân của mình. 18- Là người không biết công việc đã làm xong. 19- Là người keo kiệt, bủn xỉn. 20- Là người không thích làm phước thiện bố thí đến cho người khác. 21- Là người không có giới, hoặc phạm điều giới. 22- Là người không chân thật, không ngay thẳng. 23- Là người hay sinh tâm sân hận. 24- Là người không biết hổ thẹn tội lỗi, khi làm ác. 25- Là người không biết ghê sợ tội lỗi, khi làm ác. 26- Là người có tà kiến hiểu lầm, chấp lầm trong mọi đối tượng. 27- Là người dám tạo mọi tội ác. 28- Là người không có trí tuệ, không hiểu rõ chân lý. 29- Là người không thể phát sinh trí tuệ. 30- Là người không biết phân biệt được sự lợi, sự hại, điều chánh, lẽ tà. Đó là 30 quả xấu của ác nghiệp do uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ. 5. 2 Quả thiện nghiệp của người giữ điều giới không uống rượu và các chất say Người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều giới “có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say”; sau khi người ấy chết, thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam hoặc thiên nữ trong cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ. Sau khi chết ở cõi trời ấy, nếu trường hợp thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say ấy cho quả tái sinh làm người trong cõi người. Và trường hợp, nếu sau khi người ấy chết, thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say không cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, mà lại cho quả tái sinh trở lại làm người trong cõi người; thì cả hai trường hợp này người ấy sẽ có được quả báu tốt của thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ đáng hài lòng hoan hỷ. Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả báu tốt của thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ như sau: 1- Là người có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết mau lẹ những công việc đã làm, đang làm và sẽ làm. 2- Là người thường có trí nhớ. 3- Là người không loạn trí, điên cuồng. 4- Là người có trí tuệ, thông minh, nhạy bén. 5- Là người có sự tinh tấn không ngừng. 6- Là hạng người có tam nhân (vô tham, vô sân, vô si) từ khi đầu thai. 7- Là người không bị câm điếc,… từ khi đầu thai. 8- Là người có trí tuệ sáng suốt, không mê muội. 9- Là hạng người không dể duôi trong mọi thiện pháp. 10- Là hạng người đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng. 11- Là người có thân hình đầy đủ, cân đối các bộ phận lớn nhỏ xinh đẹp. 12- Là người ít gặp tai nạn. 13- Là người ít có sầu não, khổ tâm. 14- Là người thường nói lời chân thật, đáng tin. 15- Là người không nói lời chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích. 16- Là người có sự tinh tấn không ngừng ngày đêm trong mọi công việc thiện. 17- Là người có lòng biết ơn và biết đền ơn đối với người ân nhân của mình. 18- Là người hiểu biết những công việc đã làm. 19- Là người không có tính keo kiệt, bủn xỉn của cải của mình. 20- Là người có tâm hoan hỷ trong việc làm phước bố thí của cải đến cho người khác. 21- Là người có giới đầy đủ và trọn vẹn. 22- Là người trung thực với mình và mọi người. 23- Là người ít sinh tâm sân hận . 24- Là người biết hổ thẹn tội lỗi, không dám làm điều ác. 25- Là người biết ghê sợ tội lỗi, không dám làm điều ác. 26- Là người có chánh kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp. 27- Là người có nhiều phước thiện cao thượng. 28- Là người có nhiều trí tuệ, hiểu biết các pháp. 29- Là bậc thiện trí hiểu biết phân biệt được điều lợi, điều hại, điều chánh, lẽ tà,…. 30- Là bậc thiện trí biết sự lợi ích kiếp hiện tại, sự lợi ích kiếp vị lai, sự lợi ích Tối Thượng Niết Bàn. Đó là 30 quả báu tốt của thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ. -------------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN III HÀNH GIỚI (SÌLACÀRÀ) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #18 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | Trích bài giảng của sư Toại Khanh Với một người hiểu rốt ráo Bốn Đế thì họ không còn tha thiết trong việc tạo nghiệp lành, đừng nói gì nghiệp xấu, vì nghiệp lành là vé để đi vào cõi lành, là visa để luân chuyển trong các cõi lành. Người hiểu rốt ráo Bốn Đế thì chẳng những chán sợ nghiệp ác mà sợ luôn nghiệp lành vì họ thấy rằng mua vé đi về địa ngục đã không nên mà mua vé đi về cõi Trời cũng không nên vì ở cõi Trời hết tuổi thọ cũng trở về đơn vị gốc. Trong tâm lý chúng sinh, tâm bất thiện là đơn vị gốc, vì vậy, trong các nghiệp của chúng sinh, nghiệp ác là đơn vị gốc. Chính vì vậy trong các cảnh giới tái sanh, cảnh giới bất thiện là đơn vị gốc. Người hạ căn thì thấy sợ, bậc thượng căn thì thấy chán, họ thấy có sanh đi đâu thì mọi thứ cũng cứ sanh diệt vô thường trong từng nháy mắt; niềm vui của Phạm thiên hay niềm vui của một con heo đang ăn cám cũng giống nhau một điểm là sanh diệt trong từng khoảnh khắc. Niềm vui của một ông Phạm thiên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, hay niềm vui của một con chuột cống cũng có điểm giống nhau: do duyên tạo mà có và do duyên mà mất. Cho đến khi nào đắc được thánh trí không còn luân hồi nữa thì thôi. Niềm vui cao cấp hay hạ cấp thì cũng là của người có mặt trong căn nhà đang cháy, dù ở vị trí nào trong ngôi nhà thì sớm muộn gì cũng sẽ cháy thành than – tam giới như hỏa trạch – lửa vô thường, lửa vô ngã đốt chúng ta trong từng giây. Vì vậy người hiểu rốt ráo Bốn Đế bằng thánh trí thì không còn tha thiết nghiệp lành. Người nào còn tha thiết nghiệp lành là trong đáy sâu tâm khảm họ vẫn chưa ngán sợ khổ một cách rốt ráo. Khổ có nhiều hình thái, tùy theo khả năng mà chúng ta nhận diện được những hình thái đó. Người hạ căn chỉ nhận diện được hình thái thô thiển: già bịnh, chết, sanh ly tử biệt, thương phải xa ghét phải gần, muốn mà không được… Cái khổ ở hình thái vi tế thì đòi hỏi trí tuệ nhận thức cao hơn; có người chỉ nhìn thấy cảnh “sáng vác ô đi tối vác về”, tắm rửa, đi ngủ mỗi ngày thì họ đã chán rồi nhưng có nhiều người chỉ có cần có ngày ba bữa ăn, con cái bi bô họp mặt dưới ngọn đèn leo lét là họ vui, dù tần tảo buôn gánh bán bưng gì cũng được. Biết bao nhiêu người con gái, con trai đến tuổi cập kê, đêm đông nghe gió lùa ngoài vách là mơ đến một mái ấm gia đình mà không hề biết rằng bao nhiêu tang thương, máu lệ đang chờ ở phía trước. Biết bao nhiêu kẻ trong cuộc đời này sống bằng nỗi hồn nhiên, niềm nỗi thơ ngây của các cô cậu mới lớn. Chúng ta đã luân hồi vô số kiếp, đã có biết bao nhiêu đời chúng ta sống trong nỗi niềm đó, chúng ta chưa thật sự trưởng thành đâu, chỉ có bậc hành giả, khi nghe Phật pháp, họ ngờ ngợ nhận ra dòng luân hồi đáng sợ. Chúng ta cứ dệt mộng trở thành tổng thống, thành danh gia, thành một người chủ gia đình, một người vợ, một người chồng hạnh phúc, có vai vế trong xã hội, thật ra suy tính đó chỉ là niềm nỗi thơ ngây ấu trĩ của phàm phu mà thôi. Người hiểu rõ Bốn Đế thì trong mỗi khoảnh khắc họ không thiết tha với cái ác đã đành mà còn chán sợ trong cái thiện dù thiện là visa đi vào cõi vui. Cái vui ở đây cũng mong manh ngắn hạn. Biết được điều này là quí vị không muốn về trời nữa: Một khi sanh về các cảnh trời, cơ hội hướng tâm đến Phật pháp rất ít. Theo mô tả trong kinh, cơ thể trên đó nhẹ nhàng như sương như khói, mấy chục triệu thậm chí mấy chục tỷ năm, họ luôn luôn sống trong sự mát lạnh, thơm ngát, không biết đau bệnh là gì, có thể bay nhảy vân du khắp nơi, tay có thể sờ chạm thiên thể, tinh tú… vui lắm chứ không phải như Ngưu Lang, Chức Nữ bên Tàu. Khi lọt lên đó thì làm sao tu nổi. Một tháng có một triệu đô la thì quí vị có vô đây nghe giảng nữa không? Một người vừa chết đi mà có mặt ở cõi Trời thì nghe thơm ngát mát lạnh, đàn ca hát xướng, xung quanh toàn mỹ nam mỹ nữ, lâu đài điện các, bảy báu rực rỡ huy hoàng, cơ thể nhẹ nhàng…; cứ mấy chục triệu năm như vậy làm sao tu được. Đến lúc qua hết tuổi thọ, thấy tràng hoa héo, hào quang mờ, dấu hiệu mệt mỏi thì lúc đó biết sắp đi, và biết đi về đâu.... __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #19 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | CHÁNH PHÁP CĂN BẢN, 37 PHÁP CHỨNG ĐẮC THÁNH ĐẠO Đức Thế Tôn ngự đến giảng đường, ngồi trên chỗ cao quý, truyền dạy chư Tỳ khưu Tăng rằng: - Này chư Tỳ khưu, chánh pháp mà Như Lai đã thuyết giảng, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn. Chánh pháp ấy, các con nên học hỏi hiểu biết rõ, rồi nên thực hành, thường tiến hành pháp ấy, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, để duy trì phạm hạnh cao thượng, để chánh pháp được trường tồn lâu dài, để đem lại sự lợi ích, sự an lạc cho phần đông chúng sinh, để tế độ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho chư thiên và nhân loại. Này chư Tỳ khưu, chánh pháp mà Như Lai đã thuyết giảng, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn đó là: 4 pháp niệm xứ (satipaṭṭhāna): Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. 4 pháp tinh tấn (samappadhāna): Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sinh, tinh tấn ngăn không cho ác pháp phát sinh, tinh tấn làm cho thiện pháp phát sinh, tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh. 4 pháp thành tựu (idhipāda): Thành tựu do hài lòng, thành tựu do tinh tấn, thành tựu do quyết tâm, thành tựu do trí tuệ. 5 pháp chủ (indriya): Tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ. 5 pháp lực (bala): Tín pháp lực, tấn pháp lực, niệm pháp lực, định pháp lực, tuệ pháp lực. 7 pháp giác chi (bojjhaṅga): Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. 8 pháp chánh đạo (magga): Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. - Này chư Tỳ khưu, chánh pháp này mà Như Lai đã thuyết giảng đến các con, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn. Này chư Tỳ khưu, bây giờ Như Lai nhắc nhở các con rằng: “Tất cả các pháp hữu vi (danh pháp - sắc pháp) có sự hoại là thường, các con nên cố gắng tinh tấn hoàn thành mọi phận sự Tứ Thánh Đế bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ Niệm Xứ. Thời gian không lâu, Như Lai sẽ tịch diệt Niết Bàn, kể từ hôm nay còn 3 tháng nữa, Như Lai sẽ tịch diệt Niết Bàn”. Tiếp theo Đức Thế Tôn dạy bài kệ: “Paripakko vayo mayhaṃ Parittaṃ me jīvitaṃ Pahāya vo gamissāmi Kataṃ me saraṇamattano Appamattā satīmanto Susīlā hotha bhikkhavo Susamāhitasaṅkappā Sacittamanurakkhatha Yo imasmiṃ dhammavinaye Appamatto vihassati Pahāya jātisaṃsāraṃ Dukkhassaṅtaṃ karissati” [5] . Ý nghĩa: Tuổi của Như Lai đã già rồi Mạng sống của Như Lai còn ít, Như Lai sẽ vĩnh biệt các con Như Lai đã chứng ngộ Niết Bàn, Nơi nương nhờ an toàn của mình. Này chư Tỳ khưu, thật đáng thương! Các con là người không dể duôi Có giới hạnh trong sạch đầy đủ Luôn có chánh niệm và tỉnh giác, Có định tâm, tư duy đúng đắn Theo dõi giữ gìn tâm của mình. Người nào sống trong pháp luật này Không dể duôi, luôn có chánh niệm Thực hành pháp tận cùng khổ sinh, Người ấy diệt tử sinh luân hồi. ------------------- [5] Dīghanikaya, bộ Mahāvagga, kinh Mahāparicnibhānasutta. ---------------------------------- Trích từ: NỀN TẢNG PHẬT GIÁO (MŪLABUDDHASĀSANA) QUYỂN I TAM BẢO (RATANATTAYA) Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() | #20 |
Thành viên ![]() Tham gia ngày: Mar 2012 Bài gởi: 3.052 Thanks: 802 Thanked 1.711 Times in 793 Posts | HIỂU VÀ TIN ĐỨC PHẬT Ngài A Nan , mấy chục năm ngài hầu , phục vụ cung kính Đức Phật . Trong kinh kể một chuyện ngắn . Có lần ngài dạy : Nếu A Nan không Niết-bàn ngay đời này mà A Nan tiếp tục sanh tử thì chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi của A Nan nghĩ về Như Lai cũng đủ để A Nan vô số lần làm vua , vô số lần làm Chuyển Luân Vương , vô số lần làm Đế Thích Thiên Vương cai trị cả cung Đao Lợi 4 cõi Tứ Thiên Vương và trùm luôn cả nhân loại . Tại sao đặc biệt như vậy ? Là bởi vì ngài là vị Sơ Quả . Niềm tin của ngài đối với Phật khác chúng ta. Bởi vì ngài hiểu 4 đế , ngài hiểu được Phật pháp . Tôi nhắc lại trong room vì lòng đại bi . Quý vị làm ơn ráng học giáo lý giùm . Vì người hiểu Đức Phật càng nhiều thì đức tin nơi Đức Phật càng mãnh liệt càng có cơ sở . Còn mình tin suông ,tin mù quáng , tin cuồng là do mình thấy tượng Phật đẹp quá , thấy chư Tăng đông quá hoặc do sư phụ kể cho mình nghe một hai câu chuyện , mà mình mê phước mình nghĩ lạy Phật phước nhiều . Mình coi Phật như mặt trời cứ quỳ lạy , thấy chói chang nắng hạ thì mình quỳ mình lạy để cầu phước . Thì cái này nó yếu lắm quý vị có biết không ? Quan trọng nhất là chúng ta hiểu được Phật là ai ? Tại sao được gọi là Phật ? Làm gì để được gọi là Phật ? Khi chứng Phật rồi cái người được gọi là Phật ấy có cái gì đặc biệt ? Đã hành trì đã tu tập ra sao ? Và đắc chứng cái gì ? Đức Phật Ngài có Bi Đức ai ngài cũng thương Có nghĩa là người muốn giết ngài , người muốn hiến mạng cho ngài , ngài coi 2 người đó giống nhau y chang . Giống như người mẹ nhìn đứa con bác sĩ với đứa con tàn tật bà mẹ nào cũng thương hết . Chứ không phải mẹ theo đứa bác sĩ rồi hất hủi bẻ bàng với đứa con tàn tật . Có khi với đứa tàn tật mẹ còn thương hơn . Thì Phật cũng vậy Tại sao ai ngài cũng thương ? Phật ai ngài cũng thương Đó là nói theo nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng Bây giờ ngài nhìn con trùn con dế , con giòi ,con sâu hay là ngài nhìn ông vua quỳ hôn chân ngài , thì ngài cũng nhìn giống nhau không khác . Cho nên trong kinh gọi là Mahākarunā đó là đại bi trí . Các vị hỏi tôi cái trí này ở đâu ? Trong quyển Vô Ngại Giải Đạo kể 73 trí . Trong đó có 6 Như Lai Biệt Trí trong đó có trí Đại Bi Có nghĩa là ngài thấy cái gì không cần biết . Chỉ biết với cái trí đó ngài thương hết tất cả . Không có ai nằm ngoài biển từ của ngài . 6 Như Lai Biệt Trí là 6 Như Lai Toàn Giác Vô Thượng Tam Miệu Tam Bồ Đề . Chỉ có các ngài mới có loại trí đó . Trí Đức là cái gì ngài cũng biết Rồi có những loại trí khác như ngài nhìn con ruồi con muỗi nhìn ông vua nhìn ngài Xá Lợi Phất , bất cứ nhìn ai nhìn chúng sanh nào ngài biết thiện căn của người này sâu cạn dầy mỏng ít nhiều cao thấp ra sao ngài hiểu biết tất cả . Cái ác của người này cũng sâu cạn dầy mỏng ít nhiều ra sao ngài biết tới nơi tới chốn . Ngài còn biết rõ hơn mình nhìn bàn tay của mình nữa . Có nghĩa là thí dụ tôi xoè bàn tay tôi ra , tôi cũng hoang mang không biết đường tâm đạo trí đạo sinh đạo ..v...v . Người ta nói như vậy nhưng không biết có đúng hay không và cấu tạo sinh học bàn tay này ra sao tôi biết không rành . Nhưng Đức Phật ngài nhìn không sót một cái gì về một con người cho nên đó gọi là Trí Đức của ngài . Còn Tịnh Đức là không có đức lành nào mà ngài thiếu . Thí dụ như đệ tử của ngài đầu đà đệ nhất ,thiên nhãn đệ nhất , thiền định đệ nhất , kham nhẫn đệ nhất, trí tuệ đệ nhất , đa văn đệ nhất ...v...v Tất cả đối với ngài chỉ là chuyện nhỏ . Thí dụ như có người cứ lạy ngài Sivali để cầu phước tài lộc . Nhưng họ quên một chuyện tổ sư tài lộc lại chính là Đức Bổn Sư, chứ ngài Sivali đâu phải là tổ sư tài lộc . Trong hàng thinh văn thì đúng ngài Sivali là số một . Có nghĩa là ngài đi đến đâu là Chư Thiên Long Thần Hộ Pháp Thiên Long Bát Bộ Võ Lâm Ngũ Bá đều phải tập trung cúng dường cho ngài, nhưng đó chỉ trong hàng thinh văn . Còn Đức Phật mới chính là tổ sư tài lộc . Nguồn bài: SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH __________________ Đức Thế Tôn THÍCH CA MÂU NI là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn Con tôn kính Ngài và thành tâm cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn |
![]() ![]() | ![]() |
![]() ![]() |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
| |